Giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh tối đa là bao nhiêu?
Xác định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 36/2015/TT-BGTVT quy định nguyên tắc xác định giá dịch vụ:
Nguyên tắc xác định giá dịch vụ
1. Nguyên tắc chung đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không:
a) Giá dịch vụ được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh thực tế hợp lý; phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu trên thị trường;
b) Mức giá phù hợp chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mặt bằng giá của cùng loại dịch vụ trong khu vực ASEAN;
c) Mức giá dịch vụ phải đảm bảo tính cạnh tranh, không lạm dụng vị trí độc quyền.
2. Ngoài nguyên tắc chung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
a) Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay quốc tế được xác định trên cơ sở đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, tạo tích lũy cho đơn vị, phù hợp sản lượng, quy mô đầu tư; cho phép áp dụng các phương pháp tính giá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng của cảng hàng không;
b) Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay nội địa được xác định trên cơ sở giá cả thị trường trong nước, có tính đến quan hệ giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ;
c) Giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện trên nguyên tắc phi độc quyền, phù hợp thị trường, bảo đảm quyền lợi của khách hàng và quy định của pháp luật về giá.
Như vậy, xác định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa dựa trên nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chung
+ Giá dịch vụ được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh thực tế hợp lý; phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu trên thị trường;
+ Mức giá phù hợp chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mặt bằng giá của cùng loại dịch vụ trong khu vực ASEAN;
+ Mức giá dịch vụ phải đảm bảo tính cạnh tranh, không lạm dụng vị trí độc quyền.
- Ngoài ra, phải tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:
+ Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay quốc tế được xác định trên cơ sở đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, tạo tích lũy cho đơn vị, phù hợp sản lượng, quy mô đầu tư;
+ Cho phép áp dụng các phương pháp tính giá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng của cảng hàng không;
+ Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay nội địa được xác định trên cơ sở giá cả thị trường trong nước, có tính đến quan hệ giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ;
+ Giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện trên nguyên tắc phi độc quyền, phù hợp thị trường, bảo đảm quyền lợi của khách hàng và quy định của pháp luật về giá.
Giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản:
Theo đó, đường bay từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh có chiều dài 1.400 km. Do đó, mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản trên đường bay từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh tối đa là 3.750.000/ vé một chiều.
Lưu ý: Mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm:
+ Giá phục vụ hành khách;
+ Giá đảm bảo an ninh hành khách;
+ Hành lý;
- Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm.
Ngoài ra, giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Hãng hàng không thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung:
Vi phạm quy định về khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam, giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết không đúng quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài;
b) Không có quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không;
c) Thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không;
d) Sơn hoặc gắn thương hiệu trên tàu bay gây nhầm lẫn với tàu bay của hãng hàng không khác.
...
Như vậy, hãng hàng không thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng).
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức. (Quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Ban hành Thông tư 40/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế công lập?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?