Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?

Cho tôi hỏi, Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định? Nhờ anh chị giải đáp.

Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?

Căn cứ quy định Điều 46 Luật Báo chí 2016 quy định về các thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí như sau:

Các thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí
Cơ quan báo chí phải ghi, thể hiện đầy đủ các thông tin sau đây:
1. Trên trang nhất, bìa một đối với báo in, trang chủ, các trang đối với báo điện tử phải có các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm báo chí;
b) Tên cơ quan báo chí, tên cơ quan chủ quản báo chí (ghi dưới tên báo chí); tên miền đối với báo điện tử;
c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí đối với báo in;
d) Ngày, tháng, năm phát hành.
2. Dưới chân trang cuối, bìa cuối đối với báo in, trang chủ đối với báo điện tử phải có các nội dung sau đây:
a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí;
b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, fax, thư điện tử. Họ, tên người đứng đầu cơ quan báo chí;
c) Nơi in, khuôn khổ, số trang, kỳ hạn xuất bản, giá bán đối với báo in.
....

Như vậy, trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung sau đây:

- Tên sản phẩm báo chí;

- Tên cơ quan báo chí, tên cơ quan chủ quản báo chí (ghi dưới tên báo chí);

- Tên miền đối với báo điện tử;

- Ngày, tháng, năm phát hành.

- Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí;

- Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, fax, thư điện tử. Họ, tên người đứng đầu cơ quan báo chí;

Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?

Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 52 Luật Báo chí 2016 quy định về chế độ lưu chiểu báo chí, nộp ấn phẩm báo chí như sau:

Chế độ lưu chiểu báo chí, nộp ấn phẩm báo chí
1. Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định sau đây:
a) Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;
b) Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;
c) Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;
d) Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
...

Như vậy, cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định của pháp luật như sau:

- Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;

- Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;

- Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;

- Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Cơ quan báo chí Việt Nam có các quyền gì khi hợp tác với nước ngoài?

Căn cứ quy định Điều 55 Luật Báo chí 2016 quy định về hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài như sau:

Hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài
1. Cơ quan báo chí Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;
b) Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;
c) Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;
d) Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;
đ) Hoạt động hợp tác với nước ngoài.
....

Như vậy, khi cơ quan báo chí Việt Nam hợp tác với nước ngoài có các quyền sau đây:

- Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài;

- Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài;

- Cử nhà báo hoạt động báo chí ở nước ngoài;

- Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài;

- Hoạt động hợp tác với nước ngoài.

Trân trọng!

Cơ quan báo chí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan báo chí
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 5 là ngày gì? Ngày 3 tháng 5 là ngày bao nhiêu âm lịch? Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo in bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 12/4/2023, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, 90% cơ quan báo chí ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là cơ quan nào và có trách nhiệm, quyền hạn gì? Cơ quan quản lý báo chí là cơ quan nào, cơ quan quản lý báo chí có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo trong cơ quan báo chí? Số lượng lãnh đạo cơ quan báo chí do ai quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan báo chí
Đinh Khắc Vỹ
612 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ quan báo chí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào