Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không?

Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không? Cơ quan báo chí khi tiếp nhận tin báo thì phải có trách nhiệm như thế nào với tin báo đó? Câu hỏi của chị An - Hà Nội

Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
...

Và tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:

Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
...

Như vậy, Cơ quan báo chí là một trong số các cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm.

Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không?

Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không? (Hình từ Internet)

Cơ quan báo chí là gì?

Theo Điều 16 Luật Báo chí 2016 quy định về khái niệm cơ quan báo chí như sau:

Cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này.

Và tại Điều 14 Luật Báo chí 2016 có quy định về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí như sau:

Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.

Như vậy, cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức được thành lập cơ quan báo chí thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

Cơ quan báo chí khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm phải có trách nhiệm như thế nào với tin báo về tội phạm đó?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về phân loại tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Phân loại tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
...
6. Tòa án, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm có trách nhiệm chuyển và thông báo ngay tin đã nhận được cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại và hình thức khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
...

Như vậy, cơ quan báo chí khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm phải có trách nhiệm chuyển và thông báo ngay tin đã nhận được cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng văn bản.

Trường hợp khẩn cấp có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại và hình thức khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

Trân trọng!

Cơ quan báo chí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan báo chí
Hỏi đáp Pháp luật
Phóng viên nước ngoài thường trú là ai? Phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải mang theo giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những cơ quan, tổ chức nào được thành lập cơ quan báo chí?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được thành lập tạp chí khoa học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 5 là ngày gì? Ngày 3 tháng 5 là ngày bao nhiêu âm lịch? Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo in bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan báo chí
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,966 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào