Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?

Xin hỏi: Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?- Câu hỏi của anh Quang (Kiên Giang).

Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?

Tại Điều 40 Luật Báo chí 2016 có quy định về trả lời phỏng vấn trên báo chí như sau:

Trả lời phỏng vấn trên báo chí
1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.
2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.
3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.
4. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.

Như vậy, người được phỏng vấn được quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí. Và cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu xem lại nội dung của người được phỏng vấn đó.

Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?

Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không? (Hình từ Internet)

Trường hợp đăng, phát nội dung sai sự thật của người được phỏng vấn trên báo chí thì thời điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí 2016 có quy định về cải chính trên báo chí như sau:

Cải chính trên báo chí
...
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
4. Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;
c) Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
5. Thời Điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như sau:
a) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;
b) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;
c) Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.
Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.

Như vậy, trường hợp đăng, phát nội dung sai sự thật của người được phỏng vấn trên báo chí thì thời điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi như sau:

- Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm;

Thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;

- Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình;

Trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm.

Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;

- Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.

- Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.

Khi người được phỏng vấn cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi đến cơ quan nào?

Tại khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 có quy định về phản hồi thông tin như sau:

Phản hồi thông tin
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.
4. Khi đăng, phát ý kiến phản hồi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi thông tin;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát bị phản hồi thông tin.

Như vậy, người được phỏng vấn cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi đến:

- Cơ quan báo chí;

- Cơ quan chủ quản báo chí;

- Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;

- Khởi kiện tại Tòa án.

Trân trọng!

Cơ quan báo chí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan báo chí
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 5 là ngày gì? Ngày 3 tháng 5 là ngày bao nhiêu âm lịch? Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trang chủ của báo điện tử phải có những nội dung nào theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo in bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan báo chí có phải là cơ quan tiếp nhận tin báo về tội phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát trên báo chí hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 12/4/2023, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, 90% cơ quan báo chí ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là cơ quan nào và có trách nhiệm, quyền hạn gì? Cơ quan quản lý báo chí là cơ quan nào, cơ quan quản lý báo chí có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo trong cơ quan báo chí? Số lượng lãnh đạo cơ quan báo chí do ai quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan báo chí
Lương Thị Tâm Như
821 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ quan báo chí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào