Giáo viên tiểu học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú phải đảm bảo các điều kiện nào?
Giáo viên tiểu học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân phải đảm bảo các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo Nhân dân:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” được xét tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
3. Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
...
Như vậy, giáo viên tiểu học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng;
- Đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Đã được 01 lần tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ;
- Được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên tiểu học có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
- Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên.
Giáo viên tiểu học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú phải đảm bảo các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên tiểu học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đảm bảo các điều kiện nào?
Tại Điều 9 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đối với giáo viên tiểu học như sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng;
- Đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng;
- 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ;
- 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
- Đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
+ Đã 05 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
- Có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học; giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao;
- Phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong học tập;
- Giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;
- Chủ trì 02 sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh đã được áp dụng có hiệu quả cao trong trường, được hội đồng sáng kiến cấp huyện nghiệm thu.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú của giáo viên tiểu học gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú:
Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú của giáo viên tiểu học gồm:
(1) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú Tải về
(2) Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao:
- Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến;
- Biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học;
- Trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản;
- Bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú;
- Danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?