Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh có được giảm định mức tiết dạy không?
Định mức tiết dạy đối với giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thì định mức tiết dạy trong một tuần đối với giáo viên được quy định như sau:
- Đối với giáo viên tiểu học: Định mức tiết dạy là 23 tiết.
- Đối với giáo viên THCS: Định mức tiết dạy là 19 tiết.
- Đối với giáo viên THPT: Định mức tiết dạy là 17 tiết.
- Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú: Định mức tiết dạy là 17 tiết cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.
- Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú: Định mức tiết dạy là 21 tiết cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
- Đối với giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: Định mức tiết dạy là 21 tiết cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
- Đối với giáo viên trường dự bị đại học: Định mức tiết dạy là 12 tiết.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng 1 dạy 2 tiết một tuần, trường hạng 2 dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng 2 dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh có được giảm định mức tiết dạy không? (Hình từ Internet)
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh có được giảm định mức tiết dạy không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về tổ chức, cán bộ như sau:
Điều 8. Tổ chức, cán bộ
1. Nhà trường có Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
2. Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định nêu trên, thì Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành)
Trong trường hợp nào giáo viên không kiêm nhiệm nhưng vẫn được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy?
Căn cứ Điều 10 Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác như sau:
Điều 10. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
1. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.
2. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).
2a. Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết”
Theo đó, giáo viên không kiêm nhiệm nhưng vẫn được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy trong trường hợp sau:
- Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).
- Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?