Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tội phạm?

Cho hỏi: Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tội phạm? Câu hỏi của chị Ngân (Vũng Tàu)

Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tội phạm?

Tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 có định nghĩa về tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự 2015.

Theo đó, có thể hiểu cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể. Các dấu hiệu đấy phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể,phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.

Hiện nay, có 04 yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể như sau:

- Cấu thành tội phạm thứ nhất: Mặt khách thể

- Cấu thành tội phạm thứ hai: Mặt khách quan

- Cấu thành tội phạm thứ ba: Chủ thể của tội phạm

- Cấu thành tội phạm thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm.

Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tội phạm?

Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tội phạm? (Hình từ Internet)

Cấu thành tội phạm của tội sử dụng tài sản trái phép là gì?

Căn cứ theo Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:

Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, theo quy định trên thì cấu thành tội phạm của tội sử dụng tài sản trái phép được xác định như sau:

[1] Về mặt khách quan của tội phạm:

- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi sử dụng trái phép tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý hợp pháp của người khác mặc dù người phạm tội không có quyền sử dụng đối với tài sản đó.

- Về mặt hậu quả: Giá trị sử dụng của tài sản bị sử dụng trái pháp luật và những thiệt hại khác do hành vi sử dụng tài sản trái phép gây ra.

[2] Về mặt chủ quan của tội phạm:

- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.

Vì cơ bản, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản hợp pháp của người khác.

Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi sử dụng tài sản của người khác khi chưa được cho phép là trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.

- Mục đích của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc: Nhằm khai thác giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác.

[3] Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm hại đến đến quyền sử dụng tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

[4] Về mặt chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Biết được hành vi phạm tội nhưng không tố giác có bị xem là đồng phạm hay không?

Đầu tiên, tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 thì quy định về người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Theo đó, có thể thấy đồng phạm và tố giác tội phạm là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau nên việc cấu thành tội phạm cũng khác nhau.

Từ những phân tích trên có thể hiểu người biết được hành vi phạm tội nhưng không tố giác cũng không phải là đồng phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế lời Quốc ca bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy cứu hình sự hành vi Môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy từ 18/6/2024? Cho ví dụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phục hồi danh dự là ai? Các hình thức phục hồi danh dự gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,505 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào