Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
- Hành vi cố ý gây thương tích bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
- Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
- Người dưới 18 tuổi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có chịu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi cố ý gây thương tích bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
...
Theo quy định trên, người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành? (Hình từ Internet)
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
Tội cố ý gây thương tích và tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hai tội được quy định độc lập trong Bộ luật Hình sự 2015 có những điểm khác nhau sau:
Tội cố ý gây thương tích và tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh | Tội khủng bố | |
Hành vi | Người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. (Quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) | Người nào có hành vi nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015) Các hành vi khủng bố có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông,... Ngoài ra, hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan...) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội khủng bố. Trong đó, các hành vi được hiểu như sau: - Tình trạng hoảng sợ trong công chúng là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. - Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được. - Đe dọa thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể được thực hiện bằng lời nói, gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc bằng các hành vi khác làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết được và lo sợ về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. Ngoài ra, trong tội khủng bố còn có hành vi khác uy hiếp tinh thần được hiểu là hành vi lôi kéo, kích động, cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của thân nhân người bị uy hiếp hoặc các hành vi khác nhằm làm cho người bị uy hiếp lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình thường. (Quy định tại Điều 3 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP) |
Khách thể | Xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo hộ về sức khỏe của con người. | Xâm phạm an toàn công cộng, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, danh dự của con người, xâm phạm quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và cá nhân. |
Khách quan | Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác | Tội khủng bố có hai hậu quả: (1) Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng; Gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. (2) Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền suy yếu. |
Khung hình phạt | Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. (Quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) | Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội khủng bố thì bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Quy định tại Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 101 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) |
Ví dụ | A đánh B gây tổn thương cơ thể 15% do B chửi mắng A trước đó. A phạm tội cố ý gây thương tích. | C sử dụng bom để tấn công một khu chợ, làm chết 3 người và bị thương 10 người khác. C phạm tội khủng bố. |
Người dưới 18 tuổi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?