Hợp đồng có yếu tố nước ngoài có bắt buộc các bên tham gia phải khác quốc tịch?
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài có bắt buộc các bên tham gia phải khác quốc tịch?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
Phạm vi áp dụng
...
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Theo đó, các yếu tố xác định hợp đồng có yếu tố nước ngoài bao gồm như sau:
- Chủ thể:
+ Các bên tham gia quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
+ Các bên tham gia quan hệ dân sự đều là công dân Việt Nam
- Sự kiện pháp lý: việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
- Đối tượng của quan hệ dân sự: đối tượng được thực hiện trong quan hệ đó ở nước ngoài
Như vậy, hợp đồng có yếu tố nước ngoài không bắt buộc các bên tham gia phải là các chủ thể khác quốc tịch.
Hợp đồng được xem là có yếu tố nước ngoài ngay cả khi các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, đều cùng quốc tịch Việt Nam nhưng sự kiện pháp lý (sự kiện mang tính chất xác lập quan hệ dân sự) đó xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng của hợp đồng dân sự đó ở nước ngoài.
Ví dụ: chị A và anh B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa là mỹ phẩm ở Hàn Quốc.
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài có bắt buộc các bên tham gia phải khác quốc tịch? (Hình từ Internet).
Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là pháp luật của nước nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
- Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
- Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Ngoài ra cũng có thể áp dụng các quy định pháp luật sau để điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài:
- Điều ước quốc tế: theo Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015
+ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
+ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
- Áp dụng tập quán quốc tế: theo Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015
Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
- Áp dụng pháp luật nước ngoài: theo Điều 667 Bộ luật Dân sự 2015
Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.
Điều kiện để pháp luật của nước được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
- Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
- Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
- Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?