Áp giải thi hành án là gì? Đánh tháo người người đang bị áp giải thi hành án hình sự bị xử lý như thế nào?
Áp giải thi hành án là gì?
Căn cứ quy định khoản 16 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
...
16. Áp giải thi hành án là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phạt tù, tử hình, trục xuất đến nơi chấp hành án.
17. Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định.
...
Như vậy, áp giải thi hành án là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật buộc người chấp hành án phạt tù, tử hình, trục xuất đến nơi chấp hành án.
Áp giải thi hành án là gì? Đánh tháo người người đang bị áp giải thi hành án hình sự bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Đánh tháo người người đang bị áp giải thi hành án hình sự bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 387 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù như sau:
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ quy định Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống phá cơ sở giam giữ như sau:
Tội chống phá cơ sở giam giữ
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào có hành vi đánh tháo người đang bị áp giải thi hành án hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 02 năm đến 12 năm, tuỳ vào mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà đánh tháo người bị giam giữ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống phá cơ sở giam giữ với hình thức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người đang bị áp giải thi hành án hình sự mà bỏ trốn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử như sau:
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Như vậy, người đang bị áp giải thi hành án hình sự mà bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm tuỳ vào mức độ nghiêm trọng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?