Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không?

Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không? Có bao nhiêu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự?

Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không?

Căn cứ Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định chi phí cưỡng chế thi hành án:

Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
[...]

Theo quy định trên, người được thi hành án không phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án. Chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án được người phải thi hành án chịu.

Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không?

Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự?

Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:

[1] Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

[2] Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

[3] Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

[4] Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

[5] Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

[6] Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Tài sản nào không được kê biên khi cưỡng chế thi hành án dân sự?

Căn cứ Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định tài sản không được kê biên:

Điều 87. Tài sản không được kê biên
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
[...]

Như vậy, tài sản nào không được kê biên khi cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định như sau:

[1] Đối với cá nhân

- Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới

- Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình

- Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm

- Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương

- Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình

- Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình

[2] Đối với tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động

- Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh

- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường

Thi hành án
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án theo Quy định 183?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung bảo vệ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án theo Quy định 183?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được thi hành án có phải chịu chi phí thông báo cưỡng chế thi hành án khi yêu cầu thi hành án dân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những phần bản án dân sự sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị thì có được phép thi hành bản án không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phải thi hành án không có nơi thường trú và chuyển đổi nơi tạm trú liên tục thì cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định hoãn thi hành án không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định thi hành án chủ động được sử dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành án treo có được rời địa phương để đi khám bệnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm tra viên ngành Thi hành án Quân đội cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẹ bị tạm giam có con trên 36 tháng tuổi ở cùng thì xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án
Phan Vũ Hiền Mai
254 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào