Danh sách đầy đủ các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh?
Danh sách đầy đủ các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh?
Đầu tiên, giới thiệu sơ bộ qua hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam đa dạng với 237 cơ sở, bao gồm 172 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, cùng với 5 trường có 100% vốn nước ngoài.
Ngoài ra, còn có 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 31 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Tuy nhiên, đối với các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh thì có khoảng 34+ trường.
Sau đây danh sách đầy đủ các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh, bao gồm:
[1] Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh
[2] Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM
[3] Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM
[4] Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
[5] Trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM
[6] Trường Đại học Quốc tế
[7] Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM Cơ sở 2
[8] Trường Đại học Y Dược TPHCM
[9] Trường Đại học Kinh tế TPHCM
[10] Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
[11] Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
[12] Trường Đại học Sư phạm - Kỹ thuật TP.HCM
[13] Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
[14] Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
[15] Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
[16] Trường Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu tại TP.HCM
[17] Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
[18] Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM
[19] Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2
[20] Trường Đại học Mở
[21] Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM
[22] Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
[23] Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM
[24] Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao
[25] Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM
[26] Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2
[27] Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
[28] Trường Đại học Tài chính – Marketing
[29] Trường Đại học Tài nguyên – Môi trường
[30] Trường Đại học Tôn Đức Thắng
[31] Trường Đại học Việt Đức
[32] Trường Đại học Văn hóa TP.HCM
Xem thêm: Danh sách Trường Cao đẳng, Trường Đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục?
Danh sách đầy đủ các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Đăng ký học 2 ngành cùng 1 trường đại học công lập được không?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về học cùng lúc hai chương trình quy định như sau:
Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
...
Theo đó, sinh viên vẫn được đăng ký học 2 ngành cùng 1 trường Đại học công lập nếu đáp ứng yêu cầu như sau:
- Trường Đại học sinh viên học có phương thức đào tạo theo tín chỉ của một chương trình khác, ngành khác.
- Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất.
Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Lưu ý: Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình mà điểm tích lũy của chương trình thứ nhất dưới trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Như vậy, sinh viên vẫn được đăng ký học 2 ngành cùng 1 trường Đại học công lập nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
Sinh viên có quyền chuyển đổi tín chỉ kết quả học tập để sử dụng học tại cơ sở Đại học công lập khác không?
Theo Điều 13 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như sau:
Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu sinh viên có quyền chuyển đổi tín chỉ kết quả học tập để sử dụng học tại cơ sở Đại học công lập khác như sau:
- Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo từ một cơ sở đào tạo này được cơ sở đào tạo khác xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
- Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo khác sẽ xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
+ Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
+ Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
+ Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
- Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo.
- Riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?
- Chi phí phẫu thuật có được hưởng bảo hiểm không?