Các trường đại học, học viện thuộc Bộ Tài chính hiện nay?
Các trường đại học, học viện thuộc Bộ Tài chính hiện nay?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 1 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
[...]
4. Một số quy ước về tên gọi các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
a) Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và các đơn vị khác thuộc cơ quan Bộ Tài chính: gọi chung là Vụ thuộc cơ quan Bộ,
b) Tổng cục và tương đương thuộc Bộ (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước): gọi chung là Tổng cục thuộc Bộ.
c) Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - kế toán và Trường Đại học Tài chính - quản trị kinh doanh: gọi chung là cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ.
d) Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà Xuất bản tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và Nhà nghỉ Bộ Tài chính (tại Sầm Sơn, Thanh Hóa): gọi chung là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
đ) Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị khác thuộc cơ quan Tổng cục: gọi chung là Vụ thuộc Tổng cục.
e) Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Tổng cục tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: gọi chung là Cục địa phương.
Theo đó, hiện nay có 03 trường đại học và 01 học viện thuộc Bộ Tài chính bao gồm:
- Trường Đại học Tài chính - Marketing.
- Trường Đại học Tài chính - kế toán.
- Trường Đại học Tài chính - quản trị kinh doanh.
- Học viện Tài chính.
Các trường đại học, học viện thuộc Bộ Tài chính hiện nay? (Hình từ Internet)
Phó Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Quy định Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 quy định như sau:
Điều 5. Tiêu chuẩn chức danh Phó Hiệu trưởng
[...]
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 quy định này và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Về kinh nghiệm công tác:
- Trường hợp từ nguồn tại chỗ: Có thời gian làm lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương (cộng dồn) của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương.
- Trường hợp nguồn từ nơi khác:
+ Nếu đang công tác tại cơ quan, tổ chức có đơn vị cấu thành, thời gian công tác (cộng dồn) trong ngành, lĩnh vực tương ứng tối thiểu 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương.
+ Nếu đang công tác tại cơ quan, tổ chức không có đơn vị cấu thành, thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng tối thiểu 07 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
b) Trình độ chuyên môn: Có trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường. Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
c) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
[...]
Như vậy, một trong những tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính là bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ có chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường.
Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.
Để trở thành Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính phải đáp ứng tiêu chuẩn chung gì về năng lực và uy tín?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024, để trở thành Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về năng lực và uy tín dưới đây:
- Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; nắm vững các nội dung về quản lý nhà nước, quy định của pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực; có khả năng phát hiện hạn chế, bất cập trong thực tiễn và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
- Có năng lực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật; có khả năng quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyển môn.
- Được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất. Các đơn vị được giao quản lý, điều hành được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm liền kề hoặc lĩnh vực được giao phụ trách được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- 12 đối tượng được miễn phí qua trạm thu phí BOT từ ngày 01/01/2025?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe gồm những gì?
- Đi làm khi chưa hết thời gian thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh không?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được xác định là trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự?