Khoản vay đã đăng ký với ngân hàng nhà nước nhưng muốn thay đổi thành vốn góp bên vay có phải đăng ký hay không? Nếu chậm đăng ký xử phạt thế nào?
Khoản vay nào phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng nhà nước?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, các khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng nhà nước bao gồm:
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
- Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.
- Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Khoản vay đã đăng ký với ngân hàng nhà nước nhưng muốn thay đổi thành vốn góp bên vay có phải đăng ký hay không? Nếu chậm đăng ký xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Khoản vay đã đăng ký với ngân hàng nhà nước nhưng muốn thay đổi thành vốn góp bên vay có phải đăng ký hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định về đăng ký thay đổi khoản vay như sau:
Đăng ký thay đổi khoản vay
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2. Bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đối với các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận;
b) Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính, bên đi vay gửi thông báo về việc đổi địa chỉ cho Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay;
c) Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
....
Theo đó, chuyển khoản vay thành vốn góp là trường hợp thay vì bên cho vay thu nợ thanh toán khoản vay bằng tiền thì sẽ lấy nợ của khoản vay đó để mua cổ phần vốn góp của công ty (bên đi vay). Tức là trong trường hợp này bên cho vay sẽ trở thành cổ đông của bên đi vay.
Mặt khác, khoản vay đã đăng ký với ngân hàng nhà nước nhưng muốn thay đổi thành vốn góp bên vay là việc làm tăng vốn điều lệ của bên vay (thay đổi vốn điều lệ) sẽ không thuộc các trường hợp không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
Chính vì vậy, khoản vay đã đăng ký với ngân hàng nhà nước nhưng muốn thay đổi thành vốn góp bên vay thì phải thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Doanh nghiệp chậm đăng ký khoản vay với Ngân hàng nhà nước bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
.....
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
.....
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
.....
Theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối cụ thể như:
Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
.....
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
.....
g) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: thủ tục chấp nhận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; đăng ký chương trình cổ phiếu thưởng phát hành ở nước ngoài; đăng ký hạn mức tự doanh; đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời; đăng ký hạn mức nhận ủy thác; đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác; thủ tục hành chính đối với trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài khác.
.....
Như vậy, doanh nghiệp chậm đăng ký khoản vay với Ngân hàng nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng đối với hành vi vi phạm này không có hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục.
*Lưu ý: Khoản vay được đề cập trong bài viết là khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?