Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?

Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước? Căn cứ xây dựng định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng là gì?

Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như sau:

- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm tuyển chọn và giao trực tiếp.

- Phương thức giao trực tiếp chỉ áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc bí mật nhà nước, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng;

+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất;

+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.

- Phương thức tuyển chọn áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc khoản 2 Điều 6 Thông tư 45/2024/TT-NHNN.

Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?

Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ xây dựng định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng là gì?

Theo Điều 9 Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 9. Định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng
1. Viện Chiến lược ngân hàng tham mưu xây dựng Định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thống đốc) phê duyệt trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
2. Định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng được xây dựng dựa trên một hoặc một số căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
b) Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển của Ngân hàng Nhà nước và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực do Ngân hàng Nhà nước quản lý;
c) Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm của Ngân hàng Nhà nước;
d) Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ và của Ngân hàng Nhà nước.
3. Định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ được công bố rộng rãi, công khai trên Cổng thông tin khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng và thông báo tới các tổ chức, cá nhân đề xuất, trừ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng được xây dựng dựa trên một hoặc một số căn cứ sau đây:

- Yêu cầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;

- Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển của Ngân hàng Nhà nước và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực do Ngân hàng Nhà nước quản lý;

- Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm của Ngân hàng Nhà nước;

- Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ và của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước trên nguyên tắc nào?

Theo Điều 7 Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như sau:

Điều 7. Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong ngành Ngân hàng;
b) Bảo đảm quyền chủ động, phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng;
c) Bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng;
d) Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoa học và công nghệ; các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng.
[…]

Như vậy, nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như sau:

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong ngành Ngân hàng;

- Bảo đảm quyền chủ động, phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng;

- Bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng;

- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoa học và công nghệ; các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền xu hay tiền kim loại hiện nay còn được lưu hành hay không? Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh sản xuất tiền hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo cáo định kỳ NHNN đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng Nhà nước
29 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào