Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước từ 5/1/2025?
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước từ 5/1/2025?
Ngày 6/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Theo đó, căn cứ Điều 3 Quyết định 18/2024/QĐ-TTg, về cơ cấu tổ chức, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước có 7 đơn vị:
(1) Vụ Thanh tra hành chính (gọi tắt là Vụ I).
(2) Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ II).
(3) Văn phòng.
(4) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (gọi tắt là Cục I).
(5) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (gọi tắt là Cục II).
(6) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III (gọi tắt là Cục III).
(7) Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (gọi tắt là Cục IV). Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao (trừ các cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng), thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước từ 5/1/2025? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
- Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng có Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và không quá 04 Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và quy định của pháp luật.
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện chức năng gì?
Tại Điều 1 Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định vị trí và chức năng như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo hiểm tiền gửi; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở tại Thành phố Hà Nội.
Như vậy, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo hiểm tiền gửi;
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?