Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Cho hỏi: Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Câu hỏi của chị Quỳnh (Hưng Yên)

Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Căn cứ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các biện pháp dân sự cụ thể như sau:

Các biện pháp dân sự
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, có 05 biện pháp dân sự mà Tòa án sử dụng để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể sau đây:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? (Hình từ Internet)

Nguyên đơn cần phải chuẩn bị chứng cứ gì để chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ?

Theo Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nguyên đơn cần phải chuẩn bị chứng cứ sau đây để chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ.

- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

- Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

- Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

- Chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng.

- Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

Nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Theo đó, nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

- Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.

- Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn. Tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

- Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Trân trọng!

Quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền liên quan là gì? Quyền liên quan là một trong những quyền sở hữu trí tuệ đúng không?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Định nghĩa và những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Định giá quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Quy định cưỡng chế với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Việc post các truyện ngắn lên mạng để mọi người vào đọc online có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không
Hỏi đáp pháp luật
Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sở hữu trí tuệ
Nguyễn Trần Cao Kỵ
725 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào