Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023?

Cho tôi hỏi Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023? (Câu hỏi của chị Nguyệt - Thái Bình)

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023?

Ngày 09/10/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 6475/BYT-DP năm 2023 về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023. Trong đó, theo thống kê từ đầu năm đến hết tháng 09/2023, cả nước ghi nhận 354 trường hợp mắc bệnh sốt rét tại 29 tỉnh, thành phố tắng 10,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhằm tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét và kiểm soát bệnh, Bộ Y Tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ như sau:

[1] Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh, thành phố; rà soát và bổ sung kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét năm 2023 và kế hoạch phòng, chống và loại trừ sốt rét trong giai đoạn tiếp theo .

[2] Giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chỉ đạo phối hợp liên ngành triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống để giải quyết tình hình bệnh sốt rét tại các điểm nóng;

[3] Đề nghị các huyện, quận, thị xã, thành phố ký cam kết thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét của địa phương nhằm đạt loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030.

[4] Rà soát củng cố các điểm kính hiển vi, tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng về giám sát, xét nghiệm của các cơ sở y tế. Tổ chức khoanh vùng để xử lý kịp thời, dứt điểm nguồn bệnh và hạn chế lan truyền ra cộng đồng.

[5] Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét ban hành kèm theo Quyết định 3377/QĐ-BYT.

[6] Rà soát độ bao phủ thực tế của việc phân bổ mản, võng được tẩm hoá chất và tỷ lệ ngủ mãn thực tế của từng hộ gia dinh nhóm nguy cơ mắc bệnh sốt rét để có biện pháp, kế hoạch cung cấp bổ sung và triển khai tẩm màn, võng, màn võng trong phòng, chống bệnh sốt rét.

[7] Đề xuất các giải pháp thích hợp quản lý đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, biện pháp phù hợp để tiếp cận được toàn bộ các đối tượng nguy cơ như:

- Nhóm người đến địa phương làm ăn kinh tế, lao động theo thời vụ.

- Người dân địa phương đi rừng ngủ rẫy, khai thác lâm thổ sản.

- Công nhân lâm nghiệp, cán bộ quản lý rừng.

- Người dân qua lại vùng sốt rét lưu hành, di về từ các tỉnh có sốt rét lưu hành như khu vực miền Trung-Tây Nguyên và những nước có sốt rét lưu hành như các nước châu Phi, Lào, Cam-pu-chia.

[8] Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe, truyền thông nguy cơ và thay đổi hành vi trong thực hiện các biện pháp phỏng, chống bệnh sốt rét cho các đối tượng nguy cơ và người dân vùng sốt rét lưu hành, thực hiện ngủ màn đã được tẩm hóa chất cả ở nhà và khi ngủ trong rừng, nương rẫy; khi bị mắc sốt rét thì đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sốt rét kịp thời, sử dụng thuốc điều trị sốt rét đầy đủ theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế.

[9] Củng cố, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế xã, thôn, bản; tăng cường phối hợp hiệu quả giữa chính quyền và các ban, ngành trong phòng chống sốt rét. Bố trí nguồn nhân lực, kinh phí để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho hoạt động phòng chống sốt rét.

[10] Theo dõi sát diễn biến tình hình sốt rét và đánh giá kết quả triển khai các biện pháp can thiệp phòng, chống bệnh sốt rét để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo tiếp theo cho các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm tránh nguy cơ đối mặt dịch chồng dịch.

[11] Chỉ đạo các đơn vị y tế theo dõi, báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT Quyết định 4922/QĐ-BYT năm 2021 về Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt rét.

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023?

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023? (Hình từ Internet)

Bệnh sốt rét là gì? Biểu hiện như thế nào?

Theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét được ban hành kèm theo Quyết định 3377/QĐ-BYT năm 2023, bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra gồm: Plasmodium falciparum (P. falciparum), Plasmodium vivax (P. vivax), Plasmodium malariae (P. malariae), Plasmodium ovale (P. ovale) và Plasmodium knowlesi (P. knowlesi). Muỗi Anopheles là véc tơ truyền bệnh.

Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi có tính chu kỳ tùy theo loài ký sinh trùng, sốt rét do P. falciparum có thể gây ra sốt rét ác tính dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nguyên tắc điều trị bệnh sốt rét ra sao?

Căn cứ theo Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét được ban hành kèm theo Quyết định 3377/QĐ-BYT năm 2023, nguyên tắc điều trị bệnh sốt rét như sau:

- Phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc đặc trị đúng và đủ liều;

- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan đối với sốt rét do P. falciparum, P. malariae, P. knowlesi và điều trị tiệt căn đối với sốt rét do P. vivax, P. ovale ngay từ ngày đầu tiên;

- Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp hoặc phối hợp các thuốc khác nhau để tăng hiệu lực điều trị và hạn chế kháng thuốc;

- Kết hợp điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng;

- Điều trị sốt rét ở người bệnh có bệnh lý kèm theo thì phải điều trị kết hợp bệnh lý kèm theo;

- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực;

- Có thể chỉ định điều trị cho một số trường hợp nghi ngờ sốt rét có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng của người bệnh sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Trân trọng!

Bộ Y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành định mức xe ô tô phục vụ công tác chung tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Y tế hiện nay là ai? Bộ trưởng Bộ y tế thực hiện ký các văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương của chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế bao gồm những ai? Thanh tra Bộ Y tế thực hiện những chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt rét năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề phòng chống ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chẩn đoán và điều trị COVID 19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với Bộ Y tế, vị trí và chức năng của Bộ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Y tế
Dương Thanh Trúc
566 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào