Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?

Cho tôi hỏi ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày gì? Câu hỏi từ anh Thanh (Khánh Hòa)

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 về Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam:

"Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”.

Theo quy định trên, Nhà nước lấy ngày 10/10 hàng năm là ngày truyền thống của luật sư Việt Nam.

Ngày này được chọn để tôn vinh và kỷ niệm những đóng góp quan trọng của cộng đồng luật sư trong việc xây dựng và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam.

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Tại Điều 2 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 về Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam:

1. Việc tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:
a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức
b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngà

Như vậy, tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức

- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Luật sư bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định các hành vi nghiêm cấm luật sư thực hiện, bao gồm:

- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;

- Xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

- Từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Trân trọng!

Hành nghề luật sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hành nghề luật sư
Hỏi đáp Pháp luật
Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng có vi phạm quy tắc đạo đức nghề luật sư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư tư vấn pháp lý bằng Tiếng Anh? Hướng dẫn cách viết thư tư vấn pháp lý bằng Tiếng Anh?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn hành nghề luật sư thì phải học khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày mùng 10 tháng 10 hằng năm là ngày gì? Người lao động có được nghỉ việc hưởng nguyên lương vào ngày 10 tháng 10 hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ hành nghề luật sư bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạo danh Luật sư để hành nghề luật sư khi không có bằng cấp bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về phạm vi hành nghề luật sư
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xử lý vi phạm hành chính về mức xử phạt đối với hoạt động hành nghề luật sư
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành nghề luật sư
Phan Vũ Hiền Mai
488 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hành nghề luật sư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề luật sư

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản cần biết về Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào