Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ thì được hưởng những chế độ, chính sách nào?

Cho tôi hỏi cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ thì được hưởng những chế độ, chính sách nào? Câu hỏi từ chị Thư (Bến Tre)

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ thì được hưởng những chế độ, chính sách nào?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:

- Trường hợp chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định trên.

Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại.

- Cán bộ, công chức, viên chức hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ công tác thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Trường hợp giữ chức vụ thì tiếp tục bị tạm đình chỉ chức vụ cho đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

- Cán bộ, công chức, viên chức đã có quyết định khởi tố bị can nhưng được tại ngoại thì đương nhiên bị tạm đình chỉ chức vụ (nếu có); cấp có thẩm quyền sử dụng phân công công tác theo thẩm quyền; việc tạm đình chỉ công tác được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền quản lý.

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ thì được hưởng những chế độ, chính sách nào?

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ thì được hưởng những chế độ, chính sách nào? (Hình từ Internet)

Cán bộ, công chức, viên chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật không?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật:

Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Như vậy, theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khi có các hành vi vi phạm nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
...
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.”
...

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khi có các hành vi vi phạm quy định về:

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

- Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm;

- Nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụl

- Có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

Trân trọng!

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp của chức vụ lãnh đạo cấp xã sau ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ địa chính là gì? Tiêu chuẩn đối với công chức địa chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xã sáp nhập đang dôi dư cán bộ có được phép điều động cán bộ từ xã khác về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mới nhất 2024 và cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định phân loại sức khỏe cán bộ theo Bộ Y tế mới nhất 2024? Cán bộ được khám sức khỏe mấy lần trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các lĩnh vực nào người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, hoạt động sau khi thôi giữ chức vụ trong Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức viên chức mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Phan Vũ Hiền Mai
2,205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào