Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa thành niên có bằng mức đóng của người lao động bình thường không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa thành niên có bằng mức đóng của người lao động bình thường không?
- Nguyên tắc sử dụng người lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
- Những công việc nào là công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động là người chưa thành niên?
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa thành niên có bằng mức đóng của người lao động bình thường không?
Đầu tiền, Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động chưa thành niên như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...
Theo đó, có thể hiểu người lao động được hiểu bao gồm cả người lao động chưa thành niên.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Như vậy, từ những quy định trên, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa thành niên sẽ bằng mức đóng của người lao động bình thường là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa thành niên có bằng mức đóng của người lao động bình thường không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc sử dụng người lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
Theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc sử dụng người lao động chưa thành niên như sau:
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây khi sử dụng người lao động chưa thành niên:
- Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
- Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
- Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Những công việc nào là công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động là người chưa thành niên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên như sau:
Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục III - Danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Lao động.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục IV - Danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, những công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động chưa thành niên được quy định tại Phụ lục 3 Danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại điểm h khoản 1 điều 147 Bộ Luật lao động 2019 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.
Xem toàn bộ nội dung Phụ lục Danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên: Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?