Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 được quy định như thế nào?
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 được quy định như thế nào?
Ngày 01/07/2024 là thời điểm bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
Trong nội dung cải cách tiền lương tại Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có hướng dẫn như sau:
Khi xác định các yếu tố để xây dựng bảng lương mới :
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Tại Tiểu mục 6 Mục 3 Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 hướng dẫn về nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước như sau:
- Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp
Như vậy, trong năm 2024 sẽ có sự thay đổi về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được chia thành 02 thời điểm:
[1] Từ ngày 01/01/2024 đến trước ngày 01/07/2024:
Theo Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 hướng dẫn về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là:
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/07/2024 sẽ có sự khác nhau giữa các đối tượng đóng bảo hiểm như sau:
- Tiền lương do Nhà nước quyết định:
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Tiền lương do đơn vị quyết định:
Tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm:
+ Mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
+ Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
+ Tiền lương tháng làm căn cứ đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
[2] Từ 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024:
Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về tiền lương dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên theo Nghị quyết 27 thì tiền lương tháng sau khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức, người lao động sẽ cao hơn tiền lương trước đó.
Do đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ được nâng lên
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
[1] Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: 540.000 đồng/ngày (Điều 50 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội)
[2] Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (Điều 63 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội)
[3] Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản (Điều 66 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội)
[4] Trợ cấp mai táng (Điều 90 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội)
[5] Trợ cấp tuất hằng tháng (Điều 92 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội)
Lưu ý: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vẫn chưa có hiệu lực thi hành.
Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo đó, mức lương cao nhất để đóng bảo hiểm xã hội là bằng 20 lần mức lương cơ sở trong trường hợp tiền lương tháng của người đóng bảo hiểm cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay đang áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?