Người lao động làm việc vào thứ bảy, chủ nhật tính lương như thế nào?

Cho tôi hỏi người lao động làm việc vào thứ bảy, chủ nhật tính lương như thế nào? Câu hỏi từ anh Hưng (Bình Dương)

Ngày nghỉ hằng tuần của người lao động có bắt buộc là thứ bảy, chủ nhật không?

Căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng tuần:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền quyết định lịch nghỉ hằng tuần của người lao động vào ngày Chủ nhật hoặc ngày nào đó khác trong tuần. Nội dung này bắt buộc phải ghi nhận trong nội quy lao động.

Như vậy, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục sau mỗi tuần và thời gian nghỉ được người sử dụng lao động quyết định sắp xếp. Không bắt buộc ngày nghỉ hằng tuần của người lao động là thứ bảy, chủ nhật.

Người lao động làm việc vào thứ bảy, chủ nhật tính lương như thế nào?

Người lao động làm việc vào thứ bảy, chủ nhật tính lương như thế nào? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc vào thứ bảy, chủ nhật tính lương như thế nào?

Căn cứ Điểu 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ngoài ra tại Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:

...
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp quý Công ty yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì phải trả tiền lương làm thêm giờ như sau:
Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là A thì:
- Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là:
300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A
- Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
...

Theo quy định trên, người lao động làm việc vào thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tính lương như sau:

Trường hợp 1: Thứ bảy, chủ nhật không phải là ngày nghỉ trong tuần của người lao động thì được tính lương như đã thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Trường hợp 2: Thứ bảy, chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì được tính lương như sau:

- Tiền lương làm việc ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

- Tiền lương làm việc ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Trường hợp 3: Thứ bảy, chủ nhật là ngày lễ, tết của người lao động thì được tính lương như sau:

- Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.

Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.

- Tiền lương làm làm thêm giờ ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.

Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.

Thời giờ nào của người lao động không làm việc được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương?

Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/20220/NĐ-CP thời giờ của người lao động được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm như sau:

(1) Nghỉ giữa giờ

- Người lao động làm việc theo ca liên tục thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút.

- Người lao động làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

(2) Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

(3) Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

(4) Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định.

(5) Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

(6) Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

(7) Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định.

(8) Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

(9) Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.

(10) Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ làm việc
Phan Vũ Hiền Mai
6,354 lượt xem
Thời giờ làm việc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ làm việc
Hỏi đáp Pháp luật
Có được nghỉ làm về sớm dịp Noel hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian di chuyển từ nhà đến công ty có tính vào thời gian làm việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
3 ca 4 kíp là gì? Thời giờ làm việc bình thường của người lao động trong 01 tuần không quá bao nhiêu giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo thay đổi giờ làm việc mới nhất 2024? Thời giờ làm việc của người lao động hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ/tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên là bao nhiêu giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu giảm giờ làm việc bình thường của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày làm việc là gì? Thời gian làm việc theo ngày làm việc được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi tập huấn theo yêu cầu của công ty có được tính là thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thời giờ làm việc có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào