Quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ năm 2023?
- Quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ năm 2023?
- Trường hợp nào cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành?
- Cơ cấu tổ chức phối hợp liên ngành như thế nào?
- Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành bao gồm giấy tờ nào?
Quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ năm 2023?
Ngày 18/09/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 23/2023/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Theo đó, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và được tổ chức dưới các hình thức như sau:
- Hội đồng.
- Ủy ban.
- Ban Chỉ đạo.
- Ban công tác.
*Các tổ chức được thành lập theo điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Quyết định 23/2023/QĐ-TTg.
Ngoài ra, tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ trong các hoạt động như sau:
- Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
- Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ năm 2023? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg, việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện trong các trường hợp như sau:
- Khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
- Khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Cơ cấu tổ chức phối hợp liên ngành như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg, cơ cấu tổ chức phối hợp liên ngành được quy định như sau:
[1] Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
[2] Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm:
- Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
- Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.
[3] Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm:
- Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
- Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương.
[4] Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thủ về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành
[5] Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành bao gồm giấy tờ nào?
Theo quy định tại Điều 10 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg, Bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Tờ trình về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, dự kiến thành phần, cơ quan thường trực và thời hạn hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
-Dự thảo Quyết định thành lập.
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động, trong đó nêu rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác, trách nhiệm của người đứng đầu và thành viên tổ chức phối hợp liên ngành, nhiệm vụ của cơ quan thường trực, chế độ thông tin, báo cáo.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Lưu ý: Các quy định tại Quyết định 23/2023/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?