-
Cán bộ
-
Bổ nhiệm cán bộ
-
Đánh giá cán bộ
-
Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức
-
Quy hoạch cán bộ
-
Luân chuyển cán bộ
-
Điều động cán bộ
-
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
-
Cán bộ cấp xã
-
Miễn nhiệm cán bộ
-
Bồi dưỡng cán bộ
-
Nghỉ hưu đối với cán bộ
-
Lương cán bộ
-
Tinh giản biên chế cán bộ
-
Bổ nhiệm lại cán bộ
-
Công tác quản lý cán bộ
-
Biệt phái cán bộ
-
Cán bộ cấp huyện
-
Cán bộ cấp tỉnh
-
Cán bộ cấp trung ương
-
Bầu cử cán bộ
-
Quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ

Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có các biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm nào?
Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có các biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm nào?
Căn cứ quy định Điều 57 Luật Tố cáo 2018 quy định về biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm như sau:
Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:
a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có các biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm như sau:
- Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
- Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
- Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có các biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 56 Luật Tố cáo 2018 quy định về biện pháp bảo vệ bí mật thông tin như sau:
Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:
1. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
2. Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
3. Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
5. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.
Như vậy, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:
- Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
- Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
- Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 55 Luật Tố cáo 2018 quy định về hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.
2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Như vậy, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo gồm có:
- Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
- Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
- Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
- Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Trân trọng!

Đinh Khắc Vỹ
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng thực hiện trước khi hay sau khi ký hợp đồng với nhà thầu?
- Thuyền viên làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài cần báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
- Lực lượng kiểm lâm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm quy định như thế nào?
- Nhận thừa kế bất động sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?