Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện cần tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm định trang thiết bị hệ thống điện?
Ngày 30 tháng 12 năm 2008, Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN QTĐ 5:2008/BCT về kỹ thuât điện - Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện.
QCVN QTĐ 5:2008/BCT áp dụng đối với hoạt động kiểm tra các trang thiết bị của lưới điện, các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện. Các trang thiết bị có phạm vi áp dụng như sau:
Trang thiết bị lưới điện
Các điều khoản liên quan đến trang thiết bị lưới điện được quy định trong Phần 2 QCVN QTĐ 5:2008/BCT, được áp dụng cho việc kiểm tra kỹ thuật các trang thiết bị điện của đường dây truyền tải và phân phối, các trạm biến áp có điện áp tới 500kV.
Việc kiểm tra hoàn thành về các kết cấu như cột điện và móng nằm ngoài phạm vi của quy chuẩn này.
Các nhà máy thuỷ điện
Các điều khoản liên quan đến nhà máy thuỷ điện được quy định trong Phần 3 QCVN QTĐ 5:2008/BCT, được áp dụng cho các công trình thuỷ công và các thiết bị điện của các nhà máy thuỷ điện cụ thể như sau:
- Các công trình thuỷ công của tất cả các nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam và nối với lưới điện của Việt Nam, trừ các nhà máy thuỷ điện có đập đặc biệt được quy định tại Nghị định 143/2003/NĐ-CP.
- Các thiết bị điện của các nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam và nối với lưới điện quốc gia Việt Nam, có công suất bằng hoặc lớn hơn 30 MW.
Các nhà máy nhiệt điện
Các điều khoản liên quan đến nhà máy nhiệt điện được quy định trong Phần 4 QCVN QTĐ 5:2008/BCT, được áp dụng cho việc kiểm tra các thiết bị cơ khí và điện như lò hơi, tua bin hơi, tua bin khí và máy phát điện của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam và nối với lưới điện quốc gia Việt Nam, có công suất bằng hoặc lớn hơn 1MW.
Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện cần tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật như thế nào? (hình từ Internet)
Khi lắp đặt đường dây tải điện trên không cần kiểm tra những nội dung nào?
Nội dung kiểm định khi đặt đường dây tải điện trên không sẽ được quy định tại Mục 2 Chương 4 Phần 2 QCVN QTĐ 5:2008/BCT cụ thể như sau:
Điện trở nối đất của các cột, xà, giá đỡ và hệ thống nối đất (Điều 11 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Phải kiểm tra điện trở nối đất của các cột, xà, giá đỡ đối với đường dây tải điện trên không và trạng thái các dây nối đất. - Điện trở nối đất Điện trở nối đất phải được đo theo các quy định sau đây: Đối với cột thép, điện trở tổng cộng của 4 chân phải được đo bằng máy đo điện trở nối đất khi hoàn thành công tác đắp móng cột. Đối với các cột bê tông, các công tác đo đạc phải được thực hiện sau khi cột đươc lắp đặt và các hệ thống nối đất đã chôn. Chủ sở hữu phải kiểm tra tổng thể để đảm bảo các điện trở nối đất thấp hơn các giá trị quy định trong QCVN QTĐ 5:2008/BCT. - Trạng thái của hệ thống nối đất Phải kiểm tra về chủng loại, độ dầy, đường kính, tình trạng của các dây nối đất và bất kỳ hiện tượng khác thường của các mối nối dây. Chủ sở hữu phải kiểm tra tổng thể để đảm bảo điện trở nối đất không quá các giá trị quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật. |
Kiểm tra dây dẫn trên không (Điều 12 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Chủng loại, kích thước, tình trạng của dây dẫn trên không và dây chống sét phải được kiểm tra khi hoàn thành công tác lắp đặt. Các hạng mục sau đây phải được kiểm tra bằng mắt - Các dây dẫn trên không và các dây chống sét - Phụ kiện Chủ sở hữu phải kiểm tra tổng thể để đảm bảo rằng không có sự bện lỏng hay hư hỏng nào đối với dây dẫn và dây chống sét và mô men xoắn tại các điểm nối đạt giá trị quy định trong yêu cầu kỹ thuật thi công. |
Kiểm tra mối nối dây dẫn (Điều 13 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Phải kiểm tra điều kiện ép của các ống nối được sử dụng để nối dây dẫn và dây nối đất. Chủ sở hữu phải kiểm tra tất cả các mối nối theo các tiêu chí sau đây: - Chiều dài đoạn nối so với đường kính dây dẫn phải phù hợp với lực ép và không có bất thường. - Đối với dây dẫn nhôm lõi thép, các ống nối không bị lệch tâm. |
Kiểm tra dây chống sét có cáp quang (Điều 14 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Phải kiểm tra tình trạng của dây chống sét có cáp quang. trong quá trình thi công và khi hoàn thành, chủ sở hữu phải kiểm tra bằng mắt và đo các mục sau: - Dây chống sét có cáp quang không có hư hỏng. - Momen xoắn tại các bu lông nối nhỏ hơn quy định của nhà sản xuất hoặc các đặc tính kỹ thuật. - Bán kính cong phù hợp với quy định của nhà sản xuất. - Tổn thất truyền tín hiệu không lớn hơn tiêu chuẩn quy định. Nếu các trị số khác biệt lớn, cần thực hiện các biện pháp xử lý. |
Kiểm tra khoảng trống cách điện (Điều 15 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Khoảng trống cách điện giữa dây và xà đỡ hoặc giữa các dây cần phải kiểm tra sau khi hoàn thành việc rải dây và đấu nối. Chủ sở hữu phải kiểm tra đảm bảo rằng khoảng trống không nhỏ hơn so với giá trị cho phép. |
Kiểm tra sứ cách điện (Điều 16 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Quy cách và các điều kiện của sứ cách điện, số lượng bát cách điện trong chuỗi cần được kiểm tra sau khi lắp đặt. Chủ sở hữu phải kiểm tra bằng mắt hoặc cách khác cho các hạng mục sau đây: - Quy cách, đường kính, phụ kiện, số lượng, cách lắp theo yêu cầu kỹ thuật. - Không có bị nứt, hỏng, nhiễm bẩn trên bát sứ cách điện, mức độ khiếm khuyết bên ngoài. phù hợp với Tiêu chuẩn IEC 60383-1(1993) - Kẹp cách điện không được biến dạng hay có hiện tượng bất thường và phải được lắp đặt theo quy trình lắp đặt sứ. - Chốt chẻ mở lớn hơn 45 độ. - Không có hiện tượng bất thường đối với mặt ngoài sứ |
Khoảng vượt, góc ngang và độ cao tối thiểu so với mặt đất (Điều 17 QCVN QTĐ 5:2008/BCT) | Khoảng vượt, góc nằm ngang và độ cao tối thiểu thực tế so với mặt đất cần được kiểm tra sau khi căng dây. Chủ sở hữu phải kiểm tra vị trí tâm cột thép và các cột bê tông để phát hiện sai lệch so với vị trí thiết kế, khoảng vượt và góc nằm ngang. |
Ai sẽ là người kiểm tra quá trình lắp đặt đường dây tải điện trên không?
Căn cứ theo Điều 4 QCVN QTĐ 5:2008/BCT quy định về hình thức kiểm tra như sau:
Hình thức kiểm tra
1. Chủ sở hữu phải thực hiện tất cả các đợt kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật này. Nguyên tắc là chủ sở hữu phải tự thực hiện các nội dung kiểm tra. Chủ sở hữu có thể thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện kiểm tra với điều kiện là chủ sở hữu chịu trách nhiệm, trong trường hợp đó, việc kiểm tra vẫn phải tuân thủ Quy chuẩn chuẩn kỹ thuật này. Chủ sở hữu phải quan sát việc kiểm tra, yêu cầu nộp báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm tra báo cáo về các nội dung như mục đích, nội dung, phương pháp và kết quả kiểm tra.
Cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra không kể chủ sở hữu được nêu trong các điều khoản áp dụng. Để tiến hành kiểm tra, chủ sở hữu phải nắm được mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả và giữ tài liệu theo dõi cần thiết.
...
Theo đó, việc kiểm tra quá trình lắp đặt đường dây tải điện trên không sẽ do chủ sở hữu công trình thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện kiểm tra với điều kiện là chủ sở hữu chịu trách nhiệm.
Việc kiểm tra phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại QCVN QTĐ 5:2008/BCT
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?