Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?

Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe, linh kiện của xe.

Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên (bao gồm cả chỗ dành cho người khuyết tật) để người khuyết tật tiếp cận sử dụng (sau đây gọi tắt là xe).

Xe lăn chuẩn (reference wheelchair) là xe lăn có kích thước như trong Hình 1 được dùng làm cơ sở để thiết kế, chế tạo xe.

Xe lăn chuẩn

Hình 1: Xe lăn chuẩn

CHÚ DẪN: I = 1200 mm, b = 700 mm, h = 1090 mm.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kỹ thuật của xe ô tô khách thành phố về khả năng tiếp cận dành cho chỗ để xe lăn là gì?

Căn cứ tại tiết 2.2.1 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82 : 2019/BGTVT quy định về Yêu cầu kỹ thuật của xe ô tô khách thành phố về khả năng tiếp cận dành cho chỗ để xe lăn như sau:

(1) Yêu cầu chung

- Xe phải có ít nhất một chỗ để xe lăn. Chỗ để xe lăn phải phù hợp với yêu cầu quy định tại mục 2.2.1.2 hoặc mục 2.2.1.3 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT.

- Đối với xe hai tầng, chỗ để xe lăn phải được bố trí ở tầng một.

(2) Yêu cầu đối với chỗ để xe lăn trong trường hợp xe lăn quay mặt về phía trước

- Chỗ để xe lăn phải phù hợp với những yêu cầu sau:

- Kích thước nhỏ nhất:

+ Chiều dài theo chiều dọc xe: 1300 mm;

+ Chiều rộng theo chiều ngang xe: 750 mm;

+ Chiều cao từ bất kỳ điểm nào trên mặt sàn của chỗ để xe lăn: 1500 mm.

- Chỗ để xe lăn phải chứa được ít nhất một xe lăn có một người ngồi quay mặt về phía trước xe.

- Có hệ thống neo giữ xe lăn phù hợp với việc sử dụng xe lăn thông thường.

- Có đai an toàn cho người dùng xe lăn trong đó có ít nhất một dây đai cố định xương hông (dây đai ngang thắt lưng) và hai điểm neo đai cố định trên xe. Các bộ phận dây đai an toàn phải đáp ứng yêu cầu nêu tại mục 2.16.5 của QCVN 09:2015/BGTVT.

- Đai an toàn cho người dùng xe lăn hoặc hệ thống neo giữ xe lăn phải có khả năng tháo dây đai hoặc mở bộ phận neo giữ xe lăn dễ dàng.

- Hệ thống neo giữ xe lăn và đai an toàn cho người dùng xe lăn phải phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Phải được lắp chắc chắn vào các điểm neo của xe;

+ Có kết cấu chắc chắn, không có bất kỳ chi tiết, bộ phận nào của hệ thống có thể gây thương tích cho hành khách, nhân viên phục vụ hoặc người lái.

- Các điểm neo của hệ thống neo giữ xe lăn và của đai an toàn cho người dùng xe lăn phải có kết cấu phù hợp, chắc chắn, không được có vấu hoặc cạnh sắc có thể gây thương tích cho hành khách, nhân viên phục vụ hoặc người lái.

- Tại chỗ để xe lăn quy định tại mục 2.2.1.2.1.1 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT hoặc trên lối đi dọc quy định tại mục 2.2.4 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT có thể đặt một hoặc nhiều ghế lật (lật lên hoặc lật xuống), ghế gập (xếp lại) hoặc ghế di chuyển được với điều kiện là những ghế này phải dễ dàng chuyển ra khỏi chỗ để xe lăn hoặc lối đi dọc nêu trên.

- Một phần không gian của chỗ để xe lăn quy định tại mục 2.2.1.2.1.1 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT hoặc của lối đi dọc quy định tại mục 2.2.4 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT có thể vẫn được tính là khoảng trống phía trước của ghế liền kề chỗ để xe lăn hoặc lối đi dọc.

- Phải có thông báo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh với nội dung “Đề nghị di chuyển (hoặc lật hoặc gập) ghế này để dành chỗ cho người dùng xe lăn” hoặc nội dung tương tự ở trên ghế hoặc ở chỗ gần ghế tương ứng quy định tại mục 2.2.1.2.2 và mục 2.2.1.2.3 của Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT.

(3) Yêu cầu đối với chỗ để xe lăn trong trường hợp xe lăn quay mặt về phía sau

- Chỗ để xe lăn trong xe phải phù hợp với các yêu cầu sau:

- Kích thước nhỏ nhất: như mục 2.2.1.2.1.1 của Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT.

- Chỗ để xe lăn phải chứa được ít nhất một xe lăn có một người ngồi quay mặt về phía sau xe.

- Chỗ để xe lăn phải có một tựa lưng phù hợp với yêu cầu sau:

+ Được lắp ở mặt trước của chỗ để xe lăn (xem Hình 2);

+ Được bố trí đối xứng qua đường tâm mặt trước của chỗ để xe lăn;

+ Bề mặt đệm tựa lưng hướng về phía sau xe phải thỏa mãn các kích thước như hình 2.

Bố trí tựa lưng

Hình 2: Bố trí tựa lưng

- Chỗ để xe lăn phải có tay vịn nằm ngang phù hợp với các yêu cầu sau (kích thước và vị trí tay vịn xem Hình 3):

+ Được lắp tại ít nhất ở một phía dọc theo xe của chỗ để xe lăn;

+ Chiều cao so với mặt sàn chỗ để xe lăn từ 850 mm đến 1000 mm;

+ Khi đo theo phương nằm ngang về phía sau xe, đầu phía trước của tay vịn cách mặt trước của chỗ để xe lăn không quá 300 mm, đầu còn lại cách mặt trước này ít nhất 1000 mm;

+ Khi đo theo phương nằm ngang và theo chiều rộng xe, tay vịn không được nhô vào trong chỗ để xe lăn quá 90 mm;

+ Người dùng xe lăn có thể dễ dàng cầm tay vịn chắc chắn;

+ Có dạng ống tròn đường kính từ 30 mm đến 35 mm;

+ Khoảng hở giữa tay vịn với mọi bộ phận của xe ít nhất là 45 mm, trừ giá lắp tay vịn;

+ Bề mặt tay vịn có khả năng chống trượt;

+ Có độ tương phản với các bộ phận khác của xe liền kề tay vịn.

Bố trí tay vịn

Hình 3: Bố trí tay vịn

- Tựa lưng lắp trong chỗ để xe lăn theo mục 2.2.1.3.1.3 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT phải phù hợp với các yêu cầu sau (kích thước và vị trí của tựa lưng xem Hình 2):

- Chiều cao cạnh đáy của tựa lưng từ 350 mm đến 480 mm so với mặt sàn chỗ để xe lăn.

- Chiều cao cạnh trên của tựa lưng không nhỏ hơn 1300 mm so với mặt sàn chỗ để xe lăn.

- Chiều rộng từ 270 đến 300 mm.

- Độ nghiêng tựa lưng so với phương thẳng đứng từ 4° đến 8°.

- Bề mặt đệm tựa lưng là một mặt liền, không gồ ghề.

- Theo chiều dọc xe, bề mặt đệm tựa lưng phải cắt một mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng với giao tuyến có vị trí như sau:

+ Cách mặt trước của chỗ để xe lăn (theo quy định tại điểm a mục 2.2.1.3.1.3 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT) về phía sau xe từ 100 mm đến 120 mm theo phương nằm ngang;

+ Cách mặt sàn chỗ để xe lăn từ 830 mm đến 870 mm theo phương thẳng đứng.

- Tựa lưng phải được lắp đặt chắc chắn, chịu được tải trọng tác dụng lên nó khi xe hoạt động.

- Để hạn chế sự dịch chuyển về hai bên của xe lăn, trên mặt bên theo chiều dọc xe của chỗ để xe lăn có thể bố trí một cọc thẳng đứng cách mặt trước của chỗ để xe lăn về phía sau xe từ 400 đến 560 mm nhưng đồng thời phải bảo đảm một khoang hở đủ cho xe lăn ra vào chỗ để xe lăn dễ dàng (xem Hình 4).

Cọc thẳng đứng nói trên phải được lắp đặt chắc chắn, chịu được tải trọng tác dụng lên nó khi xe hoạt động.

Vị trí tương quan của cọc đỡ làm tay vịn

Hình 4: Vị trí tương quan của cọc đỡ làm tay vịn

- Tại chỗ để xe lăn quy định tại mục 2.2.1.3.1.1 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT hoặc trên lối đi dọc quy định tại mục 2.2.4 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT có thể đặt một hoặc nhiều ghế lật, ghế gập hoặc ghế có thể di chuyển với điều kiện là những ghế này phải dễ dàng chuyển ra khỏi chỗ hoặc lối đi dọc trên.

- Một phần không gian của chỗ để xe lăn quy định tại mục 2.2.1.3.1.1 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT hoặc của lối đi dọc quy định tại mục 2.2.4 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT có thể vẫn được tính là khoảng trống phía trước của ghế liền kề chỗ để xe lăn hoặc lối đi dọc.

- Phải có thông báo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh với nội dung “Đề nghị di chuyển (hoặc lật hoặc gập) ghế này để dành chỗ cho người dùng xe lăn” hoặc nội dung tương tự ở trên ghế hoặc ở chỗ gần ghế tương ứng theo quy định tại mục 2.2.1.3.3 và mục 2.2.1.3.4 Quy chuẩn QCVN 82 : 2019/BGTVT.

Yêu cầu kỹ thuật của xe ô tô khách thành phố về ký hiệu và đánh dấu dành cho xe lăn là gì?

Căn cứ tại tiết 2.2.5 Tiểu mục 2.2 theo Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82 : 2019/BGTVT quy định về Yêu cầu kỹ thuật của xe ô tô khách thành phố về khả năng tiếp cận dành cho chỗ để xe lăn như sau:

- Xe phải có ký hiệu phù hợp quy định tại Hình 5a và Hình 5b hoặc Hình 5c hoặc một ký hiệu có ý nghĩa tương đương.

+ Có nền màu trắng hoặc xanh da trời.

+ Kích thước như quy định tại hình vẽ.

Ký hiệu bên ngoài xe

CHÚ DẪN: Hình vuông (cạnh x cạnh): 150 mm x 150 mm, nền màu trắng hoặc xanh da trời, chiều rộng nét vẽ cạnh là 4 mm. Kích thước bao của hình xe lăn trong hình vuông: rộng 100 mm, cao 100 mm, chiều rộng nét vẽ xe lăn là 7 mm, riêng đầu người là hình tròn đường kính: 17 mm.

Hình 5a: Ký hiệu bên ngoài xe

Ký hiệu bên trong xe

CHÚ DẪN: Hình vuông (cạnh x cạnh): 100 mm x 100 mm, nền màu trắng hoặc xanh da trời, chiều rộng nét vẽ cạnh là 2,5 mm. Kích thước bao của hình xe lăn trong hình vuông: rộng 65 mm, cao 65 mm, chiều rộng nét vẽ xe lăn là 4,5 mm, riêng đầu người là hình tròn đường kính: 11 mm.

Hình 5b: Ký hiệu bên trong xe

Ký hiệu bên trong và bên ngoài xe

CHÚ DẪN: Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 130 mm, nền màu xanh, nét vẽ màu trắng.

Hình 5c: Ký hiệu bên trong và bên ngoài xe

+ Được bố trí:

++ Phía ngoài xe: liền kề với cửa vào cho người dùng xe lăn;

++ Phía trong xe: liền kề với cửa ra cho người dùng xe lăn;

++ Liền kề với mọi chỗ để xe lăn.

- Phải bố trí các ký hiệu và chỉ dẫn sau liền kề với chỗ để xe lăn và tại vị trí sao cho người dùng xe lăn có thể nhận biết rõ:

+ Ký hiệu chỉ rõ hướng quay mặt của người dùng xe lăn trong khi xe chạy;

+ Những chỉ dẫn an toàn để giải thích cách sử dụng chỗ để xe lăn.

+ Đối với xe có chỗ để xe lăn dành cho xe lăn quay mặt về phía trước theo quy định tại mục 2.2.1.2 của Quy chuẩn này, chỉ dẫn sử dụng hệ thống neo giữ xe lăn và đai an toàn cho người dùng xe lăn phải ở vị trí sao cho người sử dụng đọc được một cách dễ dàng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giết mổ động vật tập trung phải cách trường học bao nhiêu mét theo QCVN 150:2017/BNNPTNT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lê Nguyễn Minh Thy
327 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào