Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
- Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
- Việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ cần có các yêu cầu nào?
- Chữ ký điện tử trên chứng từ kế toán điện tử các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ có giá trị pháp lý không?
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 16 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định về luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán như sau:
Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
1. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
a) Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán.
b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán.
c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
...
Như vậy, trình tự kiểm tra chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được quy định như sau:
Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán.
Bước 2: Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán.
Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ cần có các yêu cầu nào?
Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định về lập chứng từ kế toán như sau:
Lập chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2. Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán
a) Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Đối với chứng từ lập trên giấy, chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.
b) Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; số tiền tổng số phải bằng tổng các số tiền chi tiết cộng lại; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ.
c) Đối với chứng từ lập trên giấy, chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
d) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.
3. Trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử.
Như vậy, việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ cần có các yêu cầu sau:
- Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Đối với chứng từ lập trên giấy, chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.
- Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ:
+ Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số;
+ Số tiền tổng số phải bằng tổng các số tiền chi tiết cộng lại;
+ Chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa;
+ Phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn;
+ Chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ.
- Đối với chứng từ lập trên giấy, chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
- Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.
Chữ ký điện tử trên chứng từ kế toán điện tử các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ có giá trị pháp lý không?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 15 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định về quy định về ký chứng từ kế toán như sau:
Quy định về ký chứng từ kế toán
...
3. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
...
Như vậy, chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?