Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Danh sách văn bản quan trọng hướng dẫn về quản lý nợ công mới nhất

Dưới đây là những văn bản quan trọng về quản lý nợ công do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp.

1. Phân loại nợ công

Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý nợ công 2017 thì nợ công được phân loại như sau:

- Nợ Chính phủ bao gồm:

+ Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;

+ Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:

+ Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;

+ Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.

- Nợ chính quyền địa phương bao gồm:

+ Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

+ Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Danh sách văn bản quan trọng hướng dẫn về quản lý nợ công mới nhất (Hình từ Internet)

2. Nguyên tắc quản lý nợ công được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về nguyên tắc quản lý nợ công, cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

- Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công.

- Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.

- Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.

- Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công

Căn cứ Điều 8 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công, cụ thể như sau:

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công

1. Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

3. Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.

4. Làm trái quy định của Nhà nước về quản lý nợ công; thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay.

5. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.

Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công không được phép thực hiện các hành vi nêu trên.

4. Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý nợ công mới nhất

1

Luật Quản lý nợ công 2017

Luật Quản lý nợ công 2017 số 20/2017/QH14 quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.

Trong đó, Chương II Luật này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công; Chương IV quy định về quản lý việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ; Chương VIII quy định về bảo đảm khả năng trả nợ công.

2

Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ

Nghị định 92/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.

Một số nội dung đáng chú ý tại Nghị định có thể kể đến là quy định tại Điều 7 về các khoản thu và các khoản chi của Quỹ Tích lũy trả nợ; Điều 9 về nội dung lập kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ; hay Điều 18 về quản lý rủi ro hoạt động của Quỹ.

3

Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công

Nghị định 94/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm: Các chỉ tiêu an toàn nợ công; xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm; quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công; báo cáo và công bố thông tin về nợ công.

Một số nội dung nổi bật tại Nghị định này là quy định tại Điều 4 về chỉ tiêu an toàn nợ công; Chương IV về quản lý việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ; Chương V về quản lý rủi ro đối với nợ công.

4

Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

Nghị định 97/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Một số nội dung đáng chú ý tại Nghị định này là quy định về xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm tại Điều 5; quy định về thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại tại Điều 7; hay quy định về lãi phạt chậm trả tại Điều 12.

5

Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ

Nghị định 91/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm:

- Thẩm định, phê duyệt và cấp bảo lãnh Chính phủ.

- Quản lý bảo lãnh Chính phủ.

- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Trong đó, Chương II Nghị định này quy định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; Chương III quy định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách.

6

Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán

Nghị định 95/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.

Trong đó, Chương II Nghị định này quy định về phát hành và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước; Chương III quy định về phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.

7

Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán

Nghị định 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

8

Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

Nghị định 79/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2021.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

9

Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

Nghị định 114/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/12/2021 quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền (sau đây gọi chung là nhà tài trợ nước ngoài) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

10

Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

Nghị định 20/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2022.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

11

Thông tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 99/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 hướng dẫn các nội dung sau:

- Kế toán nợ công, bao gồm kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương;

- Thống kê các khoản nợ cho vay lại (cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài) và bảo lãnh Chính phủ;

- Tổng hợp báo cáo nợ công.

Trong đó, Chương II Thông tư này quy định về kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ; Chương III quy định về kế toán vay, trả nợ trong nước của Chính phủ, chính quyền địa phương.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.19.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!