Không đóng quỹ hội phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không?
Thế nào là hội phụ huynh học sinh?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không sử dụng khái niệm Hội phụ huynh học sinh mà thay vào đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tức là hội phụ huynh học sinh chính là ban đại diện cha mẹ học sinh theo cách gọi thông thường.
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:
Nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
2. Không tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hình thức liên trường và ở các cấp hành chính.
Theo đó hội phụ huynh học sinh được tổ chức trong mỗi năm học do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
Không đóng quỹ hội phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không? (Hình từ Internet)
Không đóng quỹ hội phụ huynh học sinh có ảnh hưởng gì không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
...
Theo đó, kinh phí hoạt động của Hội phụ huynh học sinh là dựa trên sự tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác. Không ai có quyền bắt buộc cha mẹ học sinh đóng tiền quỹ hội phụ huynh.
Quyền hạn và nhiệm vụ của đại diện Hội phụ huynh học sinh là gì?
Căn cứ theo Điều 4 và Điều 6 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội phụ huynh như sau:
Đối với Hội phụ huynh lớp | |
Nhiệm vụ | - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; - Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. |
Quyền hạn | - Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp; - Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học; - Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp. |
Đối với Hội Phụ huynh trường | |
Nhiệm vụ | - Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; - Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; - Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương; - Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; - Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. |
Quyền hạn | - Quyết định triệu tập các cuộc họp (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng; - Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh; - Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện. |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được chọn các hình thức giải quyết nào?
- Ngày 14 tháng 11 là ngày gì? Ngày 14 11 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- TP HCM: Không giữ xe mô tô của học sinh khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có GPLX?
- Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 Mẫu 2A áp dụng đối với ai?