Cách viết email xin việc chuyên nghiệp cho sinh viên mới ra trường để chinh phục nhà tuyển dụng?

Cho tôi hỏi về mẫu email xin việc cho sinh viên mới ra trường viết như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Hướng dẫn cách viết email xin việc chuyên nghiệp cho sinh viên mới ra trường để chinh phục nhà tuyển dụng?

Một email xin việc chuyên nghiệp có thể thể hiện được thái độ tôn trọng đối với nhà tuyển dụng cũng như khả năng và tính nghiêm túc của người gửi mail trong việc ứng tuyển.

Sau đây là hướng dẫn cách viết email xin việc chuyên nghiệp nhất cho sinh viên mới ra trường có thể tham khảo:

Tên email: Một cái tên email chuyên nghiệp thể hiện người gửi là người nghiêm túc và chỉn chu trong mọi vấn đề.

Tên email nên là họ và tên của người ứng tuyển, nếu trùng hãy thêm những yếu tố đặc biệt như ngày sinh hoặc một số nào đó của riêng mình.

ví dụ: nguyenvanan@gmail.com hoặc nguyenvanan556@gmail.com

Tiêu đề email:

Tiêu đề email nên đúng trọng tâm vấn đề vì đây là cái thứ hai xuất hiện sau tên email và cũng là cái gây ấn tượng đầu tiên mạnh nhất với nhà tuyển dụng. Vì tên email có thể nhà tuyển dụng không quá để ý nhưng tiêu đề email lan man, không đúng tọng tâm sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có ấn tượng ban đầu không mấy tốt về phong cách làm việc của người ứng tuyển.

Tiêu đề email nên là: Họ tên người ứng tuyển - vị trí công việc ứng tuyển - tên công ty ứng tuyển

Phần mở đầu email:

Lời chào đầu tiên rất quan trọng trong mọi cuộc giao tiếp. Email xin việc là phương tiên giao tiếp đầu tiên của người ứng tuyển với nhà tuyển dụng.

Khi viết lời chào đầu tiên người ứng tuyển cần lịch sự, không nên tỏ ra quá thân thiết hay quá trịnh trọng.

Nếu email xin việc bằng Tiếng Anh, có thể sử dụng: Dear Mr/Ms + Tên

Nếu email xin việc bằng Tiếng việt, có thể bắt đầu bằng: Kính gửi Ban tuyển dụng Công ty.../Kính gửi Phòng Nhân sự Công ty....

Nội dung email:

Nội dung email nên trình bày ngắn gọn, xúc tích, đúng trọng tâm vấn đề để tránh mất thời gian của cả 02 bên khi soạn và xem xét.

Nội dung email nên đề cấp đến những vấn đề sau:

- Thông tin cơ bản của người ứng tuyển;

- Mục đích gửi email;

- Biết về thông tin tuyển dụng như thế nào;

- Tóm tắt kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển;

- Giới thiệu về hồ sơ đính kèm.

Kết thúc:

Lời kết thúc kèm theo lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và thể hiện mong muốn được trở thành một thành viên của công ty ứng tuyển một cách lịch sự tuy nhiên đừng viết quá dài dòng.

Chữ ký email:

Chữ ký email có thể thể hiện tính chuyên nghiệp của người ứng tuyển và gây ấn tượng sau cuối với nhà ứng tuyển.

Chữ ký email sẽ được đặt ở cuối nội dung và có sự tách biệt.

Lưu ý: nên gửi các bằng cấp, chứng chỉ, CV kèm theo email

Nội dung hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo

Cách viết email xin việc chuyên nghiệp cho sinh viên mới ra trường để chinh phục nhà tuyển dụng?

Cách viết email xin việc chuyên nghiệp cho sinh viên mới ra trường để chinh phục nhà tuyển dụng? (hình từ Internet)

Khi được tuyển dụng sinh viên cần lưu ý về thời gian thử việc theo pháp luật lao động?

Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Theo đó, thời gian thử việc hiện nay sẽ quy định như sau:

- Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: tối đa 180 ngày;

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: tối đa 60 ngày;

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: tối đa 30 ngày;

- Đối với công việc khác: tối đa 06 ngày.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, hợp đồng thử việc gồm những nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào