Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành bao nhiêu năm?
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành bao nhiêu năm?
Căn cứ quy định Điều 5 quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về tiêu chuẩn của giảng viên như sau:
Tiêu chuẩn của giảng viên
1. Tiêu chuẩn chung
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như sau:
a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nội dung chuyên đề tham gia giảng dạy;
c) Có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học;
d) Có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên cơ bản
Ngoài các tiêu chuẩn chung, giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 của Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 05 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học.
Giảng viên của Kiểm toán nhà nước phải có kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Ngành bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Quyền lợi của giảng viên Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 7 quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về quyền lợi của giảng viên như sau:
Dưới đây là quyền lợi của giảng viên Kiểm toán nhà nước:
- Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình và giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
- Được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại Kiểm toán nhà nước.
- Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.
- Được quyền trao đổi để thống nhất với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian tham gia giảng dạy để đảm bảo cùng hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị công tác và nhiệm vụ giảng dạy.
- Khối lượng, chất lượng, kết quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm; là điều kiện ưu tiên khi xét thi nâng ngạch, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học theo quy định tại khoản 3, Điều 23 Thông tư 01/2018/TT-BNV bị thay thế bởi Thông tư 03/2023/TT-BNV.
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Định mức thời gian giảng dạy đối với giảng viên Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 11 quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về định mức thời gian giảng dạy đối với giảng viên như sau:
Định mức thời gian giảng dạy đối với giảng viên
1. Đối với Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương, giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện giảng dạy tối thiểu 16 tiết/năm (gồm giảng dạy các lớp tại đơn vị và các lớp do Kiểm toán nhà nước tổ chức).
2. Đối với giảng viên cơ hữu, trên cơ sở quy định của Nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán xây dựng định mức giờ giảng áp dụng đối với giảng viên cơ hữu.
Như vậy, định mức thời gian giảng dạy đối với giảng viên Kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
- Đối với Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương, giảng viên kiêm chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện giảng dạy tối thiểu 16 tiết/năm (gồm giảng dạy các lớp tại đơn vị và các lớp do Kiểm toán nhà nước tổ chức).
- Đối với giảng viên cơ hữu, trên cơ sở quy định của Nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán xây dựng định mức giờ giảng áp dụng đối với giảng viên cơ hữu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?