Nguyên tắc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, nguyên tắc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ quy định như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Nguyên tắc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ như sau:

Nguyên tắc phân loại doanh nghiệp
1. Phân loại doanh nghiệp phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 102/2020/NĐ-CP) và Thông tư này.
2. Doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp. Cơ quan tiếp nhận kiểm tra, xác minh khi có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai; xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nguyên tắc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ quy định như sau:

- Phân loại doanh nghiệp phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.

- Doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp. Cơ quan tiếp nhận kiểm tra, xác minh khi có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai; xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Có các hình thức đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nào?

Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký phân loại doanh nghiệp như sau:

Đăng ký phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng một trong hai hình thức sau:
1. Hình thức trực tuyến: Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Hình thức trực tiếp:
a) Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu
điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận.
Hồ sơ gồm: Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP , tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ quan tiếp nhận nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian chưa xây dựng và áp dụng Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì thực hiện phân loại trực tiếp như sau:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và Điều 5, khoản 1 Điều 6 Thông tư này; gửi ngay kết quả phân loại qua thư điện tử về Cục Kiểm lâm và lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật;
c) Cục Kiểm lâm công bố danh sách doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Như vậy, doanh nghiệp đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng một trong hai hình thức sau:

- Hình thức trực tuyến: Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

- Hình thức trực tiếp:

Hình thức này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận.

Hồ sơ đăng ký phân loại gồm:

+ Đơn đề nghị phân loại doanh nghiệp

+ Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

+ Tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định.

Các trường hợp nào cần xác minh thông tin đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ?

Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định về xác minh thông tin kê khai như sau:

Xác minh thông tin kê khai
1. Các trường hợp xác minh thông tin:
a) Tài liệu kê khai của doanh nghiệp có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa, làm giả; nội dung tài liệu kê khai mâu thuẫn, không thống nhất;
b) Có thông tin theo quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp kê khai không trung thực một trong các tiêu chí phân loại doanh nghiệp.
...

Như vậy, các trường hợp xác minh thông tin đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ gồm có:

- Tài liệu kê khai của doanh nghiệp có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa, làm giả;

- Nội dung tài liệu kê khai mâu thuẫn, không thống nhất;

- Có thông tin theo quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp kê khai không trung thực một trong các tiêu chí phân loại doanh nghiệp.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào