Công dân bị thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào?
Thẻ Căn cước công dân có thời hạn sử dụng bao lâu?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau:
Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Bên cạnh đó, theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân cụ thể:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, theo quy định pháp luật nay, không có quy định về thời hạn của Căn cước công dân.
Mặc dù vậy, theo quy định công dân phải đổi lại thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Từ đó có thể hiểu rằng, thời hạn của Căn cước công dân được giới hạn theo từng mốc tuổi. Có nghĩa rằng thời hạn của Căn cước công dân có thể được tính kể từ ngày cấp đến ngày công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi hoặc 60 tuổi.
Trường hợp đã đổi thẻ trước mốc tuổi đổi thẻ theo quy định trong vòng 02 năm thì không cần phải đổi lại mà sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Công dân bị thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công dân bị thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014, công dân bị thu hồi CCCD trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, công dân bị giữ thẻ CCCD khi thuộc các trường hợp như:
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Mặt khác, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV sắp tới, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Căn cước công dân sửa đổi theo như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã góp ý về dự án. Trong đó, dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi có quy định rõ ràng, chi tiết việc thu hồi giữ thẻ căn cước công dân.
Cụ thể tại dự thảo Luật, người bị giữ thẻ căn cước công dân theo quy định sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, người chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được trả lại thẻ căn cước.
Ngoài ra, trong thời gian giữ thẻ CCCD, công dân vẫn được sử dụng thẻ CCCD để giao dịch nếu được sự cho phép của cơ quan giữ thẻ.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
....
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân bao gồm:
- Cơ quan quản lý CCCD: có thẩm quyền thu hồi thẻ CCCD khi công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Cơ quan thi hành lệnh tam giữ, tạm giam: có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp công dân đang bị tạm giữ, tạm giam.
- Cơ quan thi hành án phạt tù: có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp công dân đang chấp hành án phạt tù.
- Cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp công dân đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?