Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học xử phạt như thế nào?
- Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học xử phạt như thế nào?
- Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thì việc giao quyền sở hữu được thực hiện như thế nào?
- Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có phải là mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia không?
Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 18 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước như sau:
Vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phân chia đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, việc không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người có hành vi vi phạm còn phải phân chia đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thì việc giao quyền sở hữu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 36 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
...
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thì việc giao quyền sở hữu được thực hiện như sau:
a) Trường hợp Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho tổ chức đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính, đồng thời là tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì Nhà nước giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho tổ chức đó;
b) Trường hợp Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên cơ sở hợp tác giữa tổ chức đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính và tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ thì Nhà nước giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận giữa các bên.
Như vậy, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thì việc giao quyền sở hữu được thực hiện như sau:
- Trường hợp Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho tổ chức đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính, đồng thời là tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì Nhà nước giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho tổ chức đó;
- Trường hợp Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên cơ sở hợp tác giữa tổ chức đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính và tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ thì Nhà nước giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận giữa các bên.
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có phải là mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia không?
Căn cứ quy định Điều 37 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia
1. Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu sau đây:
a) Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ;
b) Phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ;
d) Tăng cường nguồn lực công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.
Như vậy, việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ là một trong các mục tiêu được đặt ra để thực hiện của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
- Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
- 02 Thông tư mới về lĩnh vực giáo dục, y tế có hiệu lực từ tháng 3 năm 2025?
- Ngày 3 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống gì? 3 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm?
- Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2025 dành cho những ai? Ai có trách nhiệm tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục?