Lính dự bị có phải đi nghĩa vụ hay không?
Theo quy định hiện nay công dân phải đi nghĩa vụ quân sự bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, theo quy định hiện nay, công dân sẽ đi nghĩa vụ 2 năm (24 tháng). Thời gian trên có thể kéo dài thêm nhưng không quá 06 tháng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Ngoài ra, thời gian đi nghĩa vụ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Lính dự bị có phải đi nghĩa vụ hay không? (Hình từ Internet)
Đăng ký đi nghĩa vụ lần đầu ở đâu?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu cụ thể như:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
......
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
Ngoài ra theo Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự như:
Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Theo đó, công dân đăng ký đi nghĩa vụ lần đầu tại các cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tại địa phương nơi công dân cư trú.
- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi công dân làm việc, học tập.
Lưu ý: Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Lính dự bị có phải đi nghĩa vụ hay không?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 28/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.......
1. Quân nhân bao gồm: Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.
.....
b) Quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
......
Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về quân nhân dự bị như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
......
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị như sau:
Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại khoản này.
Thông qua các quy định trên, lính dự bị bao gồm:
- Công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 , Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Đối với các đối tượng được gọi đi nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không phân biệt lính dự bị hay không.
Do đó trường hợp lính dự bị thôi phục vụ tại ngũ hoặc hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ thì vẫn được gọi thực hiện đi nghĩa vụ theo ngạch dự bị theo lệnh của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tham gia nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?