Người lao động bị xử lý kỷ luật có được đóng BHXH?
Người lao động bị xử lý kỷ luật có được đóng BHXH?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, nếu người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định chỉ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
- Tạm dừng đóng BHXH với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam.
- Người lao động bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng BHXH.
- Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, nếu người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH bù cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, có thể hiểu việc người lao động bị xử lý kỷ luật nhưng nếu vẫn được đi làm chứ không tạm định chỉ ở nhà thì sẽ không thuộc đối tượng tạm dừng đóng BHXH. Do đó mà người lao động bị xử lý kỷ luật vẫn được đóng bảo hiểm xã hội như quy định.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Mặt khác, nếu hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực và người lao động vẫn đi làm và có hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì công ty vẫn sẽ phải đóng BHXH.
Người lao động bị xử lý kỷ luật có được đóng BHXH? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch.
- Được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động với số tiền bao nhiêu thì bị đi tù?
Căn cứ theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cụ thể như sau:
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Như vậy, việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động với các số tiền cụ thể sau đây mà có các khung truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng, cụ thể:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 50.000.000 đến dưới 300.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 300.000.000 đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm.
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 500.000.000 đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Do đó, với việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 50.000.000 đến 1.000.000.000 đồng thì tùy vào số tiền cụ thể mà sẽ có mức phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?