Mẫu đơn đề nghị thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm?
- Mẫu đơn đề nghị thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm?
- Hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
- Trình tự thực hiện việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
- Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm?
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tải về mẫu đơn đề nghị thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm
Hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 18 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi trụ sở chính).
Như vậy, hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm gồm có:
- Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, tải về
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
- Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính.
Mẫu đơn đề nghị thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm? (Hình từ internet)
Trình tự thực hiện việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 18 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, trình tự thực hiện việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định đến Bộ Tài chính.
Bước 2: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Lưu ý: Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thay đổi nội dung hoạt động như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thay đổi nội dung hoạt động
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính những thay đổi của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với cổ đông chiếm 10% vốn điều lệ trở lên hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp để cổ đông chiếm 10% vốn điều lệ trở lên mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà có đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận thì bị phạt cảnh cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?