Áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?
- Áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?
- Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền ra quyết định cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp?
- Ai có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp?
Áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 121 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp như sau:
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
Như vậy, việc chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp bị cấm trong trường hợp có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác trong quá trình giải quyết vụ án.
Áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền ra quyết định cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp?
Căn cứ quy định Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Như vậy, Thẩm quyền ra quyết định cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được quy định như sau:
- Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
- Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Ai có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp?
Căn cứ quy định Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp:
- Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
- Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?