Quyền tài sản của người thôi quốc tịch
Theo Điều 172 và 173 Bộ luật Dân sự 2005, tài sản gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Điều 175 quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam luôn được pháp luật bảo vệ, dù họ ở trong hay ngoài nước.
Hơn nữa, công dân Việt Nam sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì được coi là người nước ngoài gốc Việt Nam. Theo quy định tại Điều 833 Bộ luật Dân sự 2005, quan hệ sở hữu tài sản của đối tượng này được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Như vậy, đối với tài sản ở Việt Nam của người nước ngoài gốc Việt Nam, các quan hệ về sở hữu được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều nào quy định hậu quả pháp lý của việc thôi quốc tịch Việt Nam là sự mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam, kể cả đối với bất động sản. Như vậy về nguyên tắc, người nước ngoài gốc Việt Nam không bị mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam.
Để đảm bảo tối đa hoá quyền và lợi ích của mình, bạn có thể giao tài sản của mình cho một người đáng tin cậy hoặc người thân quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?