Dự thảo Nghị quyết thí điểm tháo gỡ vướng mắc một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10/2023?
- Dự thảo Nghị quyết thí điểm tháo gỡ vướng mắc một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10/2023?
- Các chính sách phát triển giao thông đường bộ hiện nay quy định như thế nào?
- Quy định về quy hoạch mạng lưới đường bộ theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Dự thảo Nghị quyết thí điểm tháo gỡ vướng mắc một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10/2023?
Theo dự kiến thì dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10 năm 2023).
Căn cứ theo Tiểu mục 5 Mục 2 Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ như sau:
Chính phủ cơ bản đồng ý với nội dung, dự thảo Tờ trình, Báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo 5894/BC-BKHĐT và Tờ trình 5895/TTr-BKHĐT ngày 26 tháng 7 năm 2023.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023, ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương để hoàn thiện hồ sơ, trong đó lưu ý:
- Bổ sung nội dung kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội) xem xét, quyết định áp dụng các cơ chế, chính sách thí điểm quy định tại Nghị quyết khi phát sinh thêm các dự án mới tương tự cần áp dụng thí điểm và báo cáo Quốc hội kết quả tại kỳ họp gần nhất;
- Rà soát kỹ lại danh mục các dự án thí điểm, trong đó lưu ý rà soát dự án Chơn Thành - Gia Nghĩa, dự án Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng;
- Thực hiện áp dụng thí điểm trong vòng 5 năm;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định; gửi đầy đủ tài liệu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ.
Dự thảo Nghị quyết thí điểm tháo gỡ vướng mắc một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10/2023? (Hình từ Internet)
Các chính sách phát triển giao thông đường bộ hiện nay quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chính sách phát triển giao thông đường bộ như sau:
- Nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ;
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Quy định về quy hoạch mạng lưới đường bộ theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về quy hoạch mạng lưới đường bộ như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
- Việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phát triển mạng lưới đường bộ trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch vùng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 tỉnh Cao Bằng?
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Đơn giá bồi thường cây trồng tỉnh Khánh Hòa hiện nay?
- Danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo Thông tư 55?
- 03 trường hợp Đảng viên không cần kiểm điểm cuối năm 2024 theo Quyết định 124-QĐ/TW?