Việc phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án;
đ) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản;
e) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc giao, trả tài sản, giấy tờ thi hành án;
g) Không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng hoặc cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và việc phong tỏa, khấu trừ để thi hành án; làm lộ thông tin hoặc lạm dụng thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án để sử dụng trái phép vào mục đích khác.
Như vậy, đối với việc phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt như trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Việc phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên được giao tài sản đã kê biên để thi hành án dân sự khi nào?
Theo quy định tại Điều 100 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc giao tài sản để thi hành án cụ thể như sau:
Giao tài sản để thi hành án
1. Trường hợp đương sự thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản về việc thoả thuận.
Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
2. Việc giao tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thoả thuận.
Như vậy, đối với việc chấp hành viên được giao tài sản đã kê biên để thi hành án dân sự khi được sự đồng ý của đương sự dùng tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án.
Lưu ý: Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
Tài sản đã kê biên được bán thông qua các hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tài sản đã kê biên được bán thông qua các hình thức, bao gồm:
- Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
+ Bán đấu giá.
+ Bán không qua thủ tục đấu giá.
- Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
- Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá.
- Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
- Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
- Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
- Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
+ Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
+ Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
- Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng.
- Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
- Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?