Không có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cho hỏi: Không có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng bị xử phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Chân (Bắc Kạn)

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm:

- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

- Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:

+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

+ Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ.

+ Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

+ Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.

+ Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.

+ Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Không có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Không có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hành vi nào được xem là vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về một số hành vi được cho là vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.

- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

- Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

- Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Không có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
...
8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
c) Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số vàng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c khoản 8 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

Như vậy, đối với trường hợp không có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng thì có thể bị xử phạt từ 300.000.000 đến 400.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Ngoài ra, người có hành vi kinh doanh vàng miếng khi không có giấy phép kinh doanh sẽ bị tịch thu số vàng vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

Trân trọng!

Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo cáo định kỳ NHNN đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-01a/NS mẫu giấy báo có của Ngân hàng Nhà nước mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hủy mã ngân hàng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền Việt Nam bị co lại do tiếp xúc nhiệt độ cao có được đổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc quản lý seri tiền mới in trong quá trình giao nhận từ 14/05/2024 thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra ngân hàng là gì? Các đối tượng thanh tra ngân hàng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các địa danh nào được in trên đồng tiền Việt Nam? Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền ở những địa điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,017 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào