Nhà chung cư có phải đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không?

Cho hỏi: Nhà chung cư có phải đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không? Câu hỏi của chị Loan (Kon Tum)

Nhà chung cư có phải đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không?

Đầu tiên, tại Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định về đối tượng bảo hiểm cụ thể như sau:

Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Dẫn chiếu đến Mục 2 Phụ lục II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

Tải về danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ:

Tại đây!

Như vậy, nhà chung cư là một trong những đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Lưu ý: Không chỉ là nhà chung cư mà toàn bộ tài sản liên quan đến nhà chung cư đều thuộc đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Nhà chung cư có phải đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không?

Nhà chung cư có phải đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không? (Hình từ Internet)

Chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở ai là người phải đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với nhà chung cư?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Nhà ở 2014 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau:

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
đ) Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;
g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;
h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, đối với việc đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với nhà chung cư sẽ do chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ trong trường hợp vẫn thuộc quyền sở hữu của mình.

Người sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà không mua thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 49 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với việc người sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà không bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với trường hợp này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC tại cơ sở theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy trang bị cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp bị tạm đình chỉ do không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ trộn lẫn, độ pH các chất phụ gia như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng điện thoại trong cửa hàng xăng dầu được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hà Nội: Ngừng cấp điện nước nếu không đảm bảo PCCC từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 24/8/2024, khu dân cư phải được tổ chức thực tập PCCC ít nhất 1 lần/năm?
Chủ nhà trọ khóa chặn cửa thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
Nguyễn Trần Cao Kỵ
654 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn phòng cháy chữa cháy mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào