Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì?

Cho hỏi: Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì? Câu hỏi của chị Đặng (Bạc Liêu)

Văn phòng công chứng được hiểu như thế nào?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa định nghĩa về thuật ngữ văn phòng công chứng như thế nào. Tuy nhiên, tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 đã có quy định về văn phòng công chứng cụ thể như sau:

Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Như vậy, có thể hiểu răng văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chức năng công chứng, chứng thực.

Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì?

Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì? (Hình từ Internet)

Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì?

Căn cứ tại Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần phải thực hiện như sau:

Bước 1: Đề nghị thành lập Văn phòng công chứng

- Công chứng viên thành lập văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

- Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng gồm:

+ Đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập văn phòng công chứng.

+ Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập văn phòng công chứng.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng.

Bước 2: Đăng ký hoạt động văn phòng công chứng

- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.

- Nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng bao gồm:

+ Tên gọi của văn phòng công chứng.

+ Họ tên trưởng văn phòng công chứng,

+ Địa chỉ trụ sở.

+ Danh sách công chứng viên đang làm việc tại văn phòng công chứng (nếu có).

- Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động.

+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại văn phòng công chứng (nếu có).

Bước 3: Cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

Lưu ý: Nếu từ chối Sở Tư pháp phải có văn bản giải trình lý do.

Ngoài văn phòng công chứng thì công chứng viên còn có thể làm việc ở đâu?

Căn cứ vào Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên cụ thể như sau:

Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.

Như vậy, ngoài văn phòng công chứng ra thì công chứng viên hoàn toàn có thể làm việc tại các Phòng công chứng.

Người hành nghề công chứng viên tại văn phòng công chứng cần có điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Công chứng 2014 quy định về thẻ công chứng viên như sau:

Thẻ công chứng viên
1. Thẻ công chứng viên là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên. Công chứng viên phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng.
Thẻ công chứng viên bị thu hồi trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc bị xóa đăng ký hành nghề.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu Thẻ công chứng viên, thủ tục đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ công chứng viên.

Như vậy, muốn hành nghề công chứng viên tại các văn phòng công chứng thì điều đầu tiên là phải chứng mình được mình có tư cách hành nghề bằng việc có thẻ công chứng viên sau khi đã qua khóa đào tạo công chứng viên. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ đang có Học viện Tư pháp là có chức năng đào tạo khóa Công chứng viên khi đã hoàn thành lớp đại học.

Trân trọng!

Văn phòng công chứng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn phòng công chứng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai quyết định việc phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Có được yêu cầu văn phòng công chứng cung cấp bản sao văn bản đã từng công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao hiện nay tên của một số Văn phòng công chứng không có tên Công chứng viên kèm theo?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng dịch thuật công chứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng công chứng có thẩm quyền công chứng những loại hợp đồng giao dịch nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?
Hỏi đáp pháp luật
Tại sao mức tiền trả giữa các văn phòng công chứng khác nhau?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn phòng công chứng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
346 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn phòng công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào