Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào?

Tôi có thắc mắc văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào? Anh P. Đ ở Quảng Trị.

Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không?

Tại Điều 19 Luật Công chứng 2014 có quy định:

Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 sửa đổi tại khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về văn phòng công chứng như sau:

Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Như vậy, so sánh hai quy định trên có thể thấy giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng là không giống nhau mà có nhiều sự khác biệt nhất định. Theo đó, có thể dựa trên những điểm khác biệt nổi trội sau để phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng:

(1) Về tư cách chủ thể:

Phòng công chứng được quy định là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Trong khi đó, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh theo quy định của pháp luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

(2) Về tên gọi

Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

(3) Về người đứng đầu

Người đứng đầu của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng có sự khác biệt nhất định:

Người đứng đầu của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Người đứng đầu của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào?

Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào? (Hình từ Internet)

Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Công chứng 2014 thì văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

(1) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;

(2) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2014;

(3) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.

Quyền của tổ chức hành nghề công chứng hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023. Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng có các quyền sau:

- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

- Thu phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, chi phí khác.

- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2014.

- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trân trọng!

Văn phòng công chứng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn phòng công chứng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai quyết định việc phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng?
Hỏi đáp pháp luật
Có được yêu cầu văn phòng công chứng cung cấp bản sao văn bản đã từng công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao hiện nay tên của một số Văn phòng công chứng không có tên Công chứng viên kèm theo?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng công chứng và phòng công chứng có giống nhau không? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của Văn phòng dịch thuật công chứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng công chứng có thẩm quyền công chứng những loại hợp đồng giao dịch nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chứng viên muốn thành lập văn phòng công chứng cần làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật không?
Hỏi đáp pháp luật
Tại sao mức tiền trả giữa các văn phòng công chứng khác nhau?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn phòng công chứng
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn phòng công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào