Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng mới nhất 2024?
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng mới nhất 2024?
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu TP-CC-10-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP thay thế Mẫu TP-CC-10 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP.
Dưới đây là mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng mới nhất 2024:
Tải về mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng mới nhất 2024:
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng phải đăng ký thay đổi nội dung trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
2. Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng thì được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 23. Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
1. Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
...
Như vậy, văn phòng công chứng phải đăng ký thay đổi nội dung khi thay đổi một trong các nội dung dưới đây:
- Tên gọi của Văn phòng công chứng.
- Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng.
- Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng.
- Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Văn phòng công chứng phải có tối thiểu bao nhiêu công chứng viên hợp danh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
...
Theo quy định trên, văn phòng công chứng phải có tối thiểu 02 công chứng viên hợp danh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?