Lương giảng viên đại học công lập năm 2023 là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi lương giảng viên đại học công lập năm 2023 là bao nhiêu? Câu hỏi của Hoàng Linh - Đà Nẵng

Điều kiện để trở thành giảng viên đại học công lập là gì?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về giảng viên như sau:

Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Theo đó, để trở thành giảng viên đại học là:

- Có nhân thân rõ ràng;

- Có phẩm chất, đạo đức tốt;

- Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Có trình độ tối thiểu là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.

Lương giảng viên đại học năm 2023 là bao nhiêu?

Lương giảng viên đại học công lập năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của giảng viên đại học công lập là gì?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền của giảng viên như sau:

- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo

- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc

- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lương giảng viên đại học công lập năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương đối với giảng viên đại học như sau:

Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng (Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Cụ thể, bảng lương giảng viên đại học công lập từ ngày 01/7/2023 như sau:

Trân trọng!

Giảng viên đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên chính đại học công lập phải có trình độ học vấn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học đang bị kỷ luật có được cử ra nước ngoài nghiên cứu khoa học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần có ít nhất bao nhiêu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học từ 22/03/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học gồm những ai? Thời gian làm việc của giảng viên đại học là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giảng viên đại học công lập năm 2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên Đại học công lập có được điều hành, quản lý doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Từ 25/12, áp dụng quy định mới về xếp lương giảng viên đại học
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn, trình độ của giảng viên đại học
Hỏi đáp pháp luật
Giảng viên đại học có học hàm Phó giáo sư, Giáo sư được kéo dài thời gian công tác
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên đại học
Chu Tường Vy
3,300 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào