Cần có ít nhất bao nhiêu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học từ 22/03/2024?

Xin cho tôi hỏi: Trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay sẽ có bao nhiêu giảng viên có trình độ tiến sĩ để đáp ứng tiêu chuẩn? Mong được giải đáp!

Cần có ít nhất bao nhiêu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học từ 22/03/2024?

Căn cứ Mục 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/03/2024) quy định về số lượng giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ như sau:

Nội dung chuẩn cơ sở giáo dục đại học
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí. Các tiêu chí được đánh giá qua các chỉ số theo hướng dẫn tại phần IV, với các số liệu được chốt tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo và hoàn thiện chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm sau liền kề năm báo cáo.
...
Tiêu chuẩn 2: Giảng viên
Cơ sở giáo dục đại học có đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và quỹ thời gian để bảo đảm chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.
Tiêu chí 2.1. Tỷ lệ người học quy đổi theo trình độ, lĩnh vực và hình thức đào tạo trên giảng viên toàn thời gian không lớn hơn 40.
Tiêu chí 2.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động trên giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 70%.
Tiêu chí 2.3. Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ:
a) Không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ;
b) Không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50% đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ.
...

Như vậy, từ ngày 22/03/2024, số lượng giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ cần đảm bảo ít nhất bằng 20% tổng số giảng viên, và từ năm 30 thì không được thấp hơn 30% tổng số giảng viên.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ thì tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ ít nhất bằng 40% và không thấp hơn 50% từ năm 2030.

Ngoài ra, đối với các trường đào tạo ngành đặc thù mà có đào tạo tiến sĩ thì số lượng giáo viên đại học có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 10% và ít nhất bằng 15% từ năm 2030. Nếu không đào tạo tiến sĩ thì tỷ lệ này ít nhất bằng 5% và không thấp hơn 10% từ năm 2030.

Trước đây, Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT chỉ quy định tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu là không được thấp hơn 30%.

Cần có ít nhất bao nhiêu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học từ 22/03/2024?

Cần có ít nhất bao nhiêu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học từ 22/03/2024? (Hình từ Internet)

Giảng viên đại học cần đảm bảo các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về giảng viên đại học như sau:

Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Như vậy, giảng viên đại học phải là người có nhân thân rõ ràng, có các phẩm chất và đạo đức tốt, đủ sức khỏe để hoàn thành việc giảng dạy. Về trình độ thì giảng viên đại học yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sĩ, nếu giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì tối thiểu phải là tiến sĩ.

Cơ cấu tổ chức của các trường đại học hiện nay như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định cơ cấu tổ chức của trường đại học như sau:

Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.

Như vậy, các trường đại học hiện nay có cơ cấu tổ chức về cơ bản bao gồm:

- Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học;

- Hội đồng khoa học và đào tạo, hội đồng khác (nếu có);

- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;

- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường.

Lưu ý, Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/03/2024.

Trân trọng!

Giảng viên đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Cần có ít nhất bao nhiêu giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học từ 22/03/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên đại học gồm những ai? Thời gian làm việc của giảng viên đại học là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giảng viên đại học công lập năm 2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên Đại học công lập có được điều hành, quản lý doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Từ 25/12, áp dụng quy định mới về xếp lương giảng viên đại học
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn, trình độ của giảng viên đại học
Hỏi đáp pháp luật
Giảng viên đại học có học hàm Phó giáo sư, Giáo sư được kéo dài thời gian công tác
Hỏi đáp pháp luật
Bằng thạc sỹ có được làm giảng viên đại học?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên đại học công lập
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên đại học
Trần Thị Ngọc Huyền
950 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào