Điều kiện để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm?

Cho tôi hỏi để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm cần đáp ứng những điều kiện gì? Mong được giải đáp thắc mắc!

Sản phẩm tạm nhập là gì?

Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá như sau:

Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
...

Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
...

Theo đó, sản phẩm tạm nhập có thể hiểu là sản sẩm được thương nhân nhập khẩu vào Việt Nam từ một nước khác hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa rồi bán sản phẩm đó sang nước khác hoặc khu vực hải quan riêng khác.

Điều kiện để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm?

Điều kiện để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)

Điều kiện để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu như sau:

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, sản phẩm tạm nhập khẩu để được miễn kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm thì mục đích nhập sản phẩm là để bán tại cửa hàng miễn thuế.

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm tạm nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân kinh doanh thực phẩm tạm nhập khẩu như sau:

- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh;

- Chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;

- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm;

- Lưu giữ hồ sơ về thực phẩm;

- Thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm;

- Thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

- Cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng ngay khi có thông tin;

- Ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Báo với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;

- Hợp tác với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Tuân thủ quy định của pháp luật, về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm;

- Bồi thường thiệt hại khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.

Trân trọng!

Nhập khẩu hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhập khẩu hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu xăng dầu thì có phải khai báo hóa chất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa theo loại hình e31 có phải nộp thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập có được kinh doanh nhập khẩu hàng hóa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai nhập khẩu ủy thác mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa mã ngành 8299 có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để sản phẩm tạm nhập khẩu được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phát hiện sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp cần tái xuất hoặc tiêu hủy ngay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhập khẩu hàng hóa
Chu Tường Vy
587 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhập khẩu hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào